Chắc hẳn cha mẹ nào cũng muốn sinh ra được những đứa con thông minh. Nhưng thực tế thì trẻ thông minh phần lớn không phải do bẩm sinh tạo thành mà là do quá trình nuôi dưỡng của bố mẹ chúng mà ra. Vậy chúng ta cần nắm bắt ngay khoảng thời gian vàng để giáo dục trẻ
5 Lý do thuyết phục để giáo dục trẻ vào thời điểm vàng giúp con thông minh vượt trội
Muốn con thông minh vượt trội cha mẹ cần chú ý đến thời điểm vàng để dạy con đúng cách. Thời kỳ tốt nhất để dạy con thông minh không phải là khi trẻ đã cắp sách đến trường mà là ba năm đầu đời của trẻ.
Gọi là “thời điểm vàng” vì chỉ có thời điểm ba năm đầu đời từ 0 đến 3 tuổi trẻ mới tích hợp đầy đủ những nhân tố cốt lỗi giúp trẻ thông minh
5 Lý Do đó là :
- Quyết định sự liên kết các tế bào não
- Khả năng vô hạn
- Nhận thức nguyên mảng
- Khả năng cảm thụ âm nhạc tuyệt vời
- Trở thành thiên tài
1. Quyết định sự liên kết các tế bào não:
Một bộ não thông minh tùy thuộc vào sự liên kết của các tế bào não lại với nhau. Bộ não của con người có khoảng 14 tỷ tế bào não nhưng số tế bào não được sử dụng và liên kết thì khác nhau ở mỗi người và nó phụ thuộc phần lớn vào những gì trẻ được tiếp xúc và giáo dục.
Đối với trẻ sơ sinh thì bộ não giống như một trang giấy trắng và gần như chưa có sự liên kết nào, các tế bào não lúc này nằm riêng rẻ và chưa hoạt động.
Đến khoảng 6 tháng tuổi trọng lượng của bộ não sẽ tăng lên gấp đôi lúc mới sinh, và khi lên ba thì đã bằng khoảng 80% người trưởng thành.
Sự phát triển các liên kết tế bào não mạnh mẽ và nhanh nhất là ở ba năm đầu đời và diễn ra ở não sau. Sau ba năm đầu đời sự liên kết này diễn ra ở thùy trước của não.
Bạn có thể hình dung nếu não bộ là một chiếc máy tính thì sự phát triển bộ não ở ba năm đầu tiên của trẻ là để tạo ra ổ cứng còn sau ba năm đó chỉ là sự phát triển để tạo ra phần mềm cho máy tức là bộ phận chỉ cách sử dụng chiếc máy tính đó mà thôi.
2. Khả năng vô hạn
Đối với hầu hết các loại động vật thì con non sau khi sinh đã có thể làm được nhiều việc như đứng lên sau đó và chỉ vài tiếng sau đã có thể chạy. Tuy nhiên, ở con người thì chậm hơn rất nhiều đó là khoảng 10 đến 11 tháng và khoảng thời gian đầu đời hầu như trẻ em chỉ biết khóc và bú sữa.
Nguyên nhân một phần là do tư thế đi của con người là đứng thẳng và đi lại bằng hai chân. Trong khi đó, đa số các loài động vật thì đi lại bằng bốn chân. Nguyên nhân khác nữa là vì bộ não của động vật phát triển gần như hoàn thiện từ khi lọt lòng.
Trong khi đó, bộ não trẻ sơ sinh dường như là trang giấy trắng. Cũng vì lí do trẻ sơ sinh chưa hề biết bất cứ điều gì nên càng chứng minh cho việc chúng có khả năng vô hạn.
Ông ibuka tác giả cuốn ” chờ đến khi mẫu giáo thì đã muộn” đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy rằng những đứa trẻ thông minh hay không thông minh đều không phải do bẩm sinh hay di truyền. Mà phụ thuộc hầu hết vào môi trường giáo dục trẻ sau đó
Triết lý giáo dục trẻ tuổi thơ ấu của ông là “Đừng để những đứa trẻ trở thành những loài cây hoang dại, và đừng để tạo ra những đứa trẻ bất hạnh như câu chuyện về hai cô bé người sói”
Nếu bạn chưa nghe về câu chuyện hai cô bé người sói thì để tôi tóm tắt cho bạn: kamala và amala được nuôi dưỡng bởi bầy sói, được phát hiện vào năm 1920 khi amala 3 tuổi và kamala 8 tuổi. Cả hai được giải thoát sau đó được nuôi dưỡng bởi một trung tâm trẻ mồ côi. Cả hai chỉ biết uống sữa và ăn thịt, sinh hoạt về đêm và hú như sói, sau một thời gian dài cả hai không thể hòa nhập vào cuộc sống con người.
Sau một năm, người em amala qua đời, chị kamala lần đầu biểu hiện những cảm xúc như một con người. Cô sống thêm được 8 năm và dần học đi đứng bằng hai chân nhưng khi lo lắng bất an, những bản năng từ bé như hú hay đi bằng bốn chân lại quay về.
Có thể thấy rằng, cả hai khi được phát hiện vẫn còn là những đứa bé rất nhỏ tuổi, đặc biệt là người em amala. Thế nhưng, cho dù có cố gắng bao nhiêu thì cả hai vẫn không thể hòa nhập được. Bao nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy những năm tháng đầu đời quan trọng đến như thế nào.
Vì thế, trí lực và trí năng của trẻ quyết định hoàn toàn vào việc nuôi dạy của cha mẹ, tùy vào việc chúng ta tô vẽ gì vào trang giấy trắng đó. Biết được điều này những bậc cha mẹ chúng ta nên cố gắng để giúp trẻ có thể phát huy được khả năng lớn lao đấy nhé.
3. Nhận thức nguyên mảng
Đối với người lớn mỗi khi chúng ta muốn ghi nhớ điều gì chúng ta thường phải liên tưởng, hình dung hoặc lý giải để có thể nhớ sự vật, sự việc gì đấy.
Tuy nhiên, vì trẻ em dường như quá ngây thơ không biết gì nên chúng thường nhớ tất cả mọi thứ theo nguyên mảng của vấn đề, sự vật nào đó.
Do đó, đối với chúng môn đại số dường như dễ hơn môn số học. Các vấn đề càng phức tạp với người lớn bao nhiêu thì càng đơn giản với chúng bấy nhiêu
Một ví dụ điển hình đó là nhận biết khuôn mặt người quen, người lạ khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Chúng sẽ biết đâu là mẹ mình và sẽ khóc lên khi bị người lạ bế.
Do đó, vì khả năng nhớ nguyên mảng và ghi nhớ bằng khả năng tuyệt vời, nên nội dung nhớ sẽ nhanh, nhiều và sâu hơn người lớn rất nhiều.
4. Khả năng cảm thụ âm nhạc tuyệt vời
Chắc hẳn, trong số đông đảo chúng ta không có nhiều người thích và hiểu được dòng nhạc cổ điển phải không. Nguyên nhân sâu xa là vì chúng ta không được tiếp xúc với chúng từ bé
Và sự thật là từ bé không được tiếp xúc, không được dạy thì đến khi lớn rất khó hoặc có thể sẽ không biết thứ đó.
Trẻ em từ 3 tháng đã có thể cảm thụ âm nhạc và điều này sẽ nhận biết rõ hơn ở những trẻ lớn hơn, điển hình là trẻ sẽ múa máy tay chân khi đến các đoạn nhạc cao trào. Và nếu để ý quan sát sẽ thấy biểu hiện của trẻ sẽ có chút khác lạ hơn bình thường.
Ngoài ra, những trẻ được nuôi dạy bởi một người mẹ mù âm nhạc thì lớn lên chắc hẳn cũng sẽ như vậy. Trẻ em tiếp xúc với mẹ nhiều nhất, những bài ru những câu hát khắc sâu trong tâm trí trẻ.
Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc bất kì thể loại nào cũng góp phần phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. Hơn thế nữa, việc cho trẻ tiếp xúc sớm như dạy các loại đàn còn giúp tăng cường trí năng cho trẻ
Do đó, hãy dành ra một ít thời giờ mỗi ngày để giúp con trở thành đứa trẻ thông minh nhé.
5. Trở thành thiên tài
Nếu bạn muốn dạy con trở thành thiên tài bất kì lĩnh vực nào thì hãy thực hiện ngay vào thời điểm vàng này, đó là từ 0 đến 3 tuổi.
Ở khoảng độ tuổi này bạn dạy gì trẻ sẽ biết thứ đó, càng dạy tốt trẻ sẽ càng giỏi.
Để tôi minh chứng cho bạn ví dụ điển hình nhất là của ông Nagata Masuo. Ông là một người cha điển hình cho việc giáo dục con sớm. Ông đã bỏ việc và bắt đầu việc dạy hai người con của ông. Bé đầu của ông khi được ba tuổi thì đã nói được 5 thứ tiếng : Anh, Pháp, Đức, ý, Tây Ban Nha.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng như vậy là ép con, con sẽ bị gánh nặng không hề tốt một tí nào. Nhưng thực tế thì điều đó chỉ đúng với trẻ lớn. Ở độ tuổi đó trẻ chưa cảm nhận được thế nào là bắt ép hay khuôn khổ. Chỉ cần thấy hứng thú trẻ sẽ say mê học một cách nhiệt tình.
Nói đi cũng phải nói lại, việc giáo dục trẻ sớm vào thời điểm vàng từ 0 đến 3 tuổi không phải mục đích chính là dạy con trở thành thiên tài. Mà giáo dục trẻ sớm để giúp con trở thành một đứa trẻ ngoan ngõan, thông minh, tài năng và có năng lực trong tương lai.
Giáo dục trẻ sớm cũng nâng cao sự nhận biết trách nhiệm của người làm cha làm mẹ. Điều đó giúp chúng ta yêu thương và quan tâm con cái của mình hơn.
Trinh Huỳnh
229 views
Bài viết liên quan