8 phương pháp để phụ huynh định hướng và giáo dục trẻ

Chương trình truyền hình, điện thoại, máy tính là việc nhàn hạ. Xem chương trình truyền hình, điện thoại, ti vi, máy tính và các video trên mạng xã hội không đòi hỏi các em càn cố gắng, khó nhọc nào, mà chỉ cần ngồi trên ghế xem phim. Trong khi đó, làm bài tập ở lớp, hay học một môn năng khiếu nào đó lại là khó nhọc, bỏ nhiều công sức

Do vậy xem các chương trình truyền hình, ti vi, điện thoại nhàn hơn hẳn, là sự kích thích tích cực, hào hứng hơn cả việc học và đôi khi rất thích thú.

Cái lợi đem lại

–         Làm cho người trong gia đình gần nhau hơn

–         Là một hình thức giải trí không tốn kém

–         Giữ chân trẻ ở nhà, làm chúng không chạy ra ngoài, gây nguy hiểm

–         Giúp ích cho trẻ một số môn học và kĩ năng trong cuộc sống

Cái hại mang tới

  • Ảnh hưởng đến giờ giấc của các thành viên trong gia đình như: hoạt động thể thao, làm việc, học tập, trò chuyện
  • Chương trình có cảnh bạo lực, tội ác, kích động…
  • Làm cho trẻ sống mất đi tính hiếu động, nhút nhát, bị động
  • Làm cho trẻ bớt đi sở thích đọc sách, tư duy
  • Làm ảnh hưởng đến kết quả học tập
  • Những điều khuyến khích cha mẹ để trẻ phát triển hoàn thiện

Nhận định chung

  • Tính tình các con trở nên cáu tính, hay gắt gỏng, dáng điệu có vẻ mệt mỏi, mất đi sự thích thú với các trò chơi ngoài trời, trò chơi mang tính hoạt động, lười làm, lười học, kém sự nhanh nhạy trong cuộc sống không phải do “trời sinh tính”, hay không phải thứ “ma mãnh” nào xui khiến các em, mà đó là hậu quả của việc xem chương trình điện thoại, máy tính, truyền hình và các hình thức giải trí khác gây nên tùy thuộc vào mật độ quan tâm quản lý của bố mẹ ông bà các em.
  • Để giải tỏa những ảnh hưởng xấu đó, cần phải kiên nhẫn, hiểu biết và tạo ra những kế hoạch đủ sức lôi cuốn sự thích thú của con, cạnh tranh với thú tiêu khiển là truyền hình, ti vi, … nhàn hạ, ít phải động não kia. Đây là việc không phải dễ dàng. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng giành thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con theo hướng tốt nhất, để tạo tương lại tốt cho các con. Sau đây là một số phương pháp:
8 bí quyết để trẻ trở thành người có ích trong tầm tay của cha mẹ
Quy định thời gian cho trẻ xem truyền hình, ti vi, điện thoại, máy tính

1.     Tạo cho trẻ kinh nghiệm

  • Hãy tạo kinh nghiệm cho con cái của chúng ta những cơ hội phong phú và khác nhau để học hỏi và làm việc. Hãy khuyến khích con mình và những trò chơi thích hợp, những môn thể thao, gia nhập câu lạc bộ. Hãy tiếp đón đứa bạn của các con tại nhà. Bàn tính một cuộc du ngoạn, một cuộc cắm trại, hay một cuộc viếng thăm sở thú, viện bảo tàng, hay công viên, để cung ứng những kinh nghiệm sơ đẳng cho con cái mình, và các bạn của nó nữa.
  • Hãy bao vây đứa trẻ, càng nhiều càng hay, bằng những điều bổ ích, thỏa mãn sở thích của nó và tạo cho nó những kinh nghiệm thành công.

2.     Tìm hiểu trẻ em

  • Hãy tìm hiểu sở thích và nhu cầu của con cái mình và tìm hiểu xem nó hòa đồng với các bạn ở trường ra sao, những thành công, thất bại cũng như mối lo của nó, tìm hiểu xem nó có thể chịu đựng sự kích thích đạt tới mức nào. Nó có thể dễ mất bình tĩnh không? Nó dùng những thời giờ rảnh rỗi ra sao, xem chương trình ti vi nào, xem các nội dung có ý nghĩa như thế nào? Thích loại phim ảnh nào nhất? nó đọc những sách gì?
  • Biết rõ về đứa con mình hơn, có nghĩa là hiểu về nó hơn và những nhu cầu của nó, hay những nhu cầu đó của nó đáp ứng đến mức nào? Bằng cách này, cha mẹ nhận ra những sở thích, hoạt động của con có ở mức bình thường hay không? Nhận ra sự khác biệt, hay mất cân đối để điều chỉnh con theo định hướng tích cực.

3.     Chia sẻ kinh nghiệm

  • Hãy giành ít thời gian trong ngày, dầu cho bận dịu để sẻ chia những thú tiêu khiển mà đứa con tìm thấy ở màn ảnh, ti vi, phim ảnh, tranh sách báo. Bằng cách bàn luận với nó, tìm ra cách nhìn của nó để tương thích với nó, hiểu hơn về điều chúng yêu ghét trong các tình huống của cuộc sống.
  • Hãy làm một phép đối chiếu những điểm số về những điều mà chúng ta nghe thấy ở con mình. Bằng cách trò chuyện về những sự hay dở của các hình thức tiêu khiển, chúng ta có thể giúp con mình phát triển những tiêu chuẩn và giá trị để phán đoán về những sách, tranh, ảnh, giúp nó nhận thức và tuyển chọn những gì hữu ích.
8 bí quyết để trẻ trở thành người có ích trong tầm tay của cha mẹ
Cùng chia sẻ với con về câu chuyện trong cuộc sống và rút ra bài học

4.     Góp sức cải thiện

  • Kiểm soát những gì có sẵn và thích hợp trong những chương trình mà con xem, lựa chọn những nội dung hữu ích để trẻ tiếp thu, học tập, noi theo từ chương trình truyền hình, sách, báo, tạp chí, các video cần phải được tuyển chọn, tránh gây ra những hiệu ứng tiêu cực cho cách hành xử của trẻ trong cuộc sống.
  • Trẻ em thường thiếu sự thích thú và những kinh nghiệm đánh giá chỉ vì chúng không có dịp được nghe, không được bàn luận đến những vấn đề ấy. Chúng ta có thể phối hợp với các phụ huynh học sinh và các giáo chức hoặc một hình thức tập thể khác, đóng góp vào việc cải thiện các chương trình truyền hình.
  • Chúng ta cũng có thể hợp lực để khuyến khích rạp hát trong vùng chiếu những cuốn phim bổ ích hơn và những hiệu bán sách gần nhà cung cấp những sách, tranh ảnh nhi đồng hay hơn, những cuốn sách có giá trị về đạo đức, văn học, lối sống lành mạnh, văn hóa, lịch sử, sức khỏe luôn nhận được sự cổ vũ, đón nhận.

5.     Tạo khuân mẫu tốt

  • Chúng ta nên cân nhắc một chương trình truyền hình hay phim ảnh mà chúng ta thưởng thức? chúng ta tìm đến sách để tiêu khiển và tìm kiến thức hay không?
  • Nếu có như vậy, đứa con của chúng ta chắc chắn cũng sẽ quyết định độc sách là điều đáng giá, và do đó chúng cũng tìm đến sách, vì lẽ trẻ em, thường phản ánh những thái độ của cha mẹ chúng. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ em tới thư viện cộng đồng. Trước đây, những thế hệ 8x -9x ở tuổi học trò, đến trường khi xen kẽ thời gian hoạt động 15 phút đầu giờ là đọc sách, báo của trường cho các bạn cùng nghe, mượn truyện của thư viện trường những lúc ra chơi.
  • Giờ đây, cha mẹ hãy cố gắng cung cấp sách thuộc nhiều vấn đề khác nhau cho trẻ, ở mức hiểu biết của chúng ta, và có công dụng phát triển các sở thích, khả năng bổ ích.
  • Hãy khuyến khích trẻ em biết cách sử dụng thư viện công cộng, các nhân viên thư viện có thể giúp người đọc tìm kiếm những cuốn sách đầy hấp dẫn, phiêu lưu, cũng như phẩm chất cao. Hãy thảo luận những cuốn sách hấp dẫn, phiêu lưu cũng như có phẩm chất cao. Hãy thảo luận những cuốn sách bổ ích với đứa con của mình, trong số những sách đó hãy liên hệ với cuộc sống, với những gương tốt xung quanh gia đình bạn.

6.     Cả gia đình cùng quyết định về thời gian rảnh rỗi

8 bí quyết để trẻ trở thành người có ích trong tầm tay của cha mẹ
Cả nhà cùng quyết định và thống nhất thời gian bên nhau
  • Khi toàn thể gia đình tụ họp, trong một phiên họp gia đình, vấn đề sử dụng những thời giờ rảnh rỗi có thể đưa ra bàn cãi. Kết quả của cuộc bàn luận này có thể nêu ra cách tiêu một khoản tiền, một kế hoạch giải trí cho gia đình, trong số đó có  những mục giải trí ở ngoài trời, hay giành cho việc đọc sách, xem truyền hình như hoạt động khác.
  • Cả nhà cùng thảo luận với nhau như vậy là cách tốt đẹp nhất để đưa ra chương trình giải trí chung cho gia đình cũng như dự trù cho một đời sống tốt đẹp.

7.     Những giá trị rõ rệt

  • Truyền hình, điện thoại, phim ảnh, tranh ảnh nhi đồng có những giá trị chắc chắn, nếu:
  • Đem lại sự thưởng thức qua việc nêu ra những kinh nghiệm mới kết hợp với những trò chơi của trẻ và những sở thích khác của chúng.
  • Đáp ứng nhu cầu về những cuộc phiêu lưu bổ ích hay hào hứng cho trẻ em.
  • Bổ túc sự hiểu biết của đứa trẻ về chính nó cũng như về người em.
  • Giúp đứa trẻ phát triển những lý tưởng và giá trị tinh thần.
  • Làm giàu cho những sở thích và hoạt động của trẻ em, đồng thời mở rộng kiến thức cho chúng.
  • Gợi ra sự tán thưởng của trẻ em đối với hoạt động nghệ thuật
  • Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ em.
  • Giúp trẻ em lớn lên thành một con người vui tươi, hữu ích và hiểu biết rộng.

8.     Những điều nên bài bác

  • Truyền hình, sách, tranh, ảnh nhi đồng và phim đáng tẩy chay:
  • Không cân bằng với sở thích của trẻ hoặc ở trình độ quá cao, quá ấu trĩ
  • Quá kích động, bạo tàn, kinh khủng
  • Không thật, quá phi lý, giả tạo
  • Tạo những ham muốn xấu xa, vô luân, khuyến khích tội lỗi
  • Làm phí phạm thời giờ, không đem lại điều gì hay, bổ ích, hay làm hỏng quá trình tham dự tích cực của trẻ em
  • Quá nghèo nàn về phẩm chất và nội dung
  • Sử dụng ngôn ngữ không thích hợp

Trên đây là 8 phương pháp để chúng ta định hướng và giáo dục trẻ để trẻ luôn đi đúng hướng và luôn trong tầm kiểm soát của cha mẹ. Tuổi còn nhỏ, còn trẻ ít va vấp với cuộc sống là thời gian trẻ cần được cha mẹ ông bà quan tâm, định hướng tốt xấu. Mong các vị phụ huynh hãy quan tâm đến con em mình!

176 views