Trì hoãn và cách giúp bạn tạm biệt con ác quỷ cản đường này

Hãy thử tượng , cuối tuần sau bạn có một công việc phải hoàn thành , nhưng bởi chưa tìm được hứng thú hay động lực để làm việc , cộng thêm với một lượng thời gian dư dả sẵn có , bạn nghĩ rằng “thôi để ngày mai làm cũng được !” nhưng rồi 1 ngày , 2 ngày ,….rồi 5 ngày trôi qua nhưng chưa ngày nào bạn tìm được hứng thú trong công việc và thế là bạn lựa  chọn sẽ hoàn thành công việc vào phút chót bởi vì nghĩ ” làm việc trong môi trường áp lực cao sẽ đem lại hiệu quả cao nhất ! 

Trì hoãn là gì !?.

   Trì hoãn được các nhà khoa học định nghĩa là hoạt động có chủ đích để lảng tránh công việc , mặc cho nhưng tác hại tiêu cực mà nó có thể đem lại trong tương lai

Hiện tượng này đang gây được rất nhiều chút ý trong những năm gần đây , bởi theo một nghiên cứu của tiến sĩ PIER STEEL :  có từ 80-90% các bạn sinh viên bị ảnh hưởng bởi trì hoãn , trong đó có 70% trì hoãn một cách có hệ thống và lặp đi lặp lại . khiếm cho họ gặp rất nhiều rắc rồi và khó khăn trong công việc và học tập .Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thành tích và cuộc sống của các bạn sinh viên mà còn khiếm cho rất nhiều bệnh nhân không được chữa trị kịp thời , vô số công ty phải phá sản vì chậm trả thuế ,…..

loại bỏ sự trì hoãn của bạn
loại bỏ sự trì hoãn của bạn

Nguyên nhân của sự trì hoãn:

   Khi nói về nguyên nhân của  sự trì hoãn , các nhà khoa học đã đưa ra 3 yếu tố chính như sau 

 1 . Sự đối lập trong suy nghĩ .

suy nghĩ đối lập trong người
suy nghĩ đối lập trong người

        Khi phải đối mặt với một công việc nặng nề hay đứng trước việc phải lao động trong một khoảng thời gian dài , não bộ chúng ta sẽ lập tức đưa ra 2 luồng suy nghĩ 

  •     Một là cảm giác khó chịu hay lảng tránh , muốn làm điều gì đó thú vị hơn
  •     Hai là ý chí quyết tâm khi muốn nhanh chóng hoàn thành công việc được giao

Và khi gặp 2 luồng suy nghĩ này thi đa số mọi người sẽ không trần trừ mà chọn ngay phương án 1 , bởi khi công việc hiện tại không quan trọng hay còn có quá nhiều thời gian để hoàn thiện thì các bạn sẽ hướng ngay đến việc điều hoà suy nghĩ và cảm xúc thay vì theo đuổi những mục tiêu đã đề ra

 2 . Nghi ngờ vào năng lực của bản thân.

tin tuong vao ban than
tin tuong vao ban than

        Ví dụ cụ thể là có rất nhều bạn sinh viên rất giỏi trong việc lên ý tưởng nhưng cũng như muốn cuộc sống hiện tại của bản trở nên tốt đẹp hơn như các bạn không bao giờ đem suy nghĩ ấy thực hiện lập tức vào cuộc sống bởi vì sợ hãi sẽ bị cười chê nếu gặp thất bại . Hay có trong mình suy nghĩ ” Không làm gì đồng nghĩa với việc sẽ không có rủi ro!”

 3. Luôn có những dự đoán và suy nghĩ tiêu cực.

suy nghĩ tiêu cực là không tốt
suy nghĩ tiêu cực là không tốt

         Con người luôn có khả năng dự đoán rất tồi. Các bạn sẽ có xu hướng thiên vị khi so sánh về cảm xúc hay động lực của bản thân ở thời điểm hiện tại và tương lai , minh chứng rõ ràng của chúng là những câu nói ” Ngày mai mình sẽ học bài ” hay ” mình chỉ nghỉ ngơi nốt ngày hôm nay thôi để có thể hoàn thành công việc tốt hơn vào ngày mai ” 

  Lý do là chúng ta chỉ cân nhắc đến yếu tố nào khác ngoài cảm giác của bản thân khi suy nghĩ về những thứ có thể sẽ sảy ra chính vì thế các bạn sẽ tập chung nhiều hơn vào việc tìm kiếm sự thoả mãn thay vì gò mình vào một môi trường lao động khác nghiệt. Bên cạnh đó , những tưởng tượng về thời điểm hoàn thành công việc vào ngày hôm sau chắc chắn sẽ làm cho sự hưng phấn đó tăng cao và làm cho hiện tượn trì hoãn của các bạn  trở nên tồi tệ hơn rất nhiều

Cách khắc phục sự trì hoãn

 1.Nuôi dưỡng và nâng cao trí tuệ súc cảm

 Do yếu tố nuôi dưỡng sự trì hoãn đến chủ yếu từ cảm xúc của chúng ta , vì thế việc nuôi dưỡng và nâng cao trí tuệ và xúc cảm là vô cùng cần thiết . Các bạn hãy xác định những thời điểm chúng ta bị tri phối bởi những cán rô xung quanh và sử dụn cấu trú  Nếu…Thì….   hay còn được gọi là phương pháp nuôi cấy ý định để chế ngự chúng

  Ví dự như Nếu vấn đề này là một thứ vô cùng phức tập và cực kỳ khó khăn khi phải hoàn thành Thì thay vì chạy trốn khỏi chúng thì ta hãy phân tích và tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề đang sảy ra

  Việc sử dụng cấu trúc này không chỉ làm chúng ta xác định đợc những cảm xúc tiêu cực mà còn giúp chúng ta sử dụng ý trí của bản thân để thay đổi  hoặc tác động đến chúng.

 2.Bắt đầu với nhưng thứ nhỏ.

   Đừng chọn những mục tiêu quá lớn và tổng quát ví dụ như đọc hết mười cuốn sách hay làm hết một bộ đề thì các bạn nê chia nó thành những tác vụ nhỏ hơn , đơn giản hơn để bản thân không bị sợ hãi khi đối mặt với chúng

 3. Áp dụng quy tắc 2 phút.

luật rừng cho người hay trì hoãn
luật rừng cho người hay trì hoãn

   quy tăc 2 phút được dựa trên định luật định lý ” khi không bị tác động thì những vật đứng im sẽ tiếp tục đứng yên , những vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động không ngừng ” từ đó quy tắc 2 phút nói rằng ” bạn sẽ chỉ hoàn thành công việc khi thực sự bắt tay vào làm việc “.

 Ví dụng , nếu bạn muốn đọc sách thì đừng nghĩ nhiều mà hãy trực tiếp bắt đầu lật đọc 1-2 phút rồi có  thể bất ngờ rằng chẳng biết từ bao giờ mình đã đọc đến chương một , thậm chí là chương ba của cuốn sách. Hay khi bạn muốn giảm cân , đừng nghĩ quá nhiều về ý định đó thì hãy bước ra khỏi nhà , rành từ một đến hai phút để chạy thể dục vòng quanh công viên gần nhà , bạn sẽ chẳng biết mình đã chạy được ba hay bốn vòng từ khi nào không hay . 

  Điều quan trọn và mấu  chốt nhất chính là ta phải duy trì nguyên tắc này hằng ngày khi muốn thay đổi một thói quen nào đó và khi tự  thởng cho bản thân khi hoàn thành một thứ gì  đó để tạo động lực cho mục tiêu lần sau.

4. Đừng vội suy nghĩ chúng ta phải làm gì mà hãy hướng đến việc chúng ta sẽ làm được gì.

  Thông thường khi phải đối mặt với một công việc chúng ta thường suy nghĩ quá nhiều đến những thứ ta phải làm để rồi phải sợ hãy trước lượng công việc đồ xộ và to lớn đó rồi lại tìm cho mình một lý do để né tránh trì hoãn công việc .Vì thế khi phải làm một thứ gì đó trước tiên bạn nên dẹp tạm thời những suy nghĩ về quá trình thực hiện chúng mà hãy nghĩ đến kết quả và những gì chúng ta sẽ đạt được sau đó , điều này sẽ giúp bạn giảm đi áp lực của công việc và tạo cho bạn một nguồn động lực để hoàn thành công việc hay mục  tiêu đã đề ra.

Tông kết lại sự trì hoãn chính là một hoạt động của não bộ khi muốn lảng tránh một công  việc nào đó được tri phối bởi cảm xúc hay suy nghĩ có chủ đích của mội người , vì thế chúng ta hoàn toàn có thể tác động làm thay đổi nó bằng việc khắt khe hơn với bản thân hay áp dụng những gợi ý trên của tôi

     Cuối cùng đúng như những gì tiến sĩ TIMOTHY A.PSYCHYL đã viết :Đừng bỏ cuộc chỉ vì muốn tìm kiếm sự thoải mái mà hãy cố gắng vì những mục đích tốt đẹp hơn

                                                                      Nếu cảm thấy bài viết của tôi hữu ích thì đừng quên bỏ ra vài giây ngắn

                                                      ngủi để đánh giá 5 sao hay chia sẻ bài viết đến với nhiều người hơn.!

184 views