Nỗi buồn sẽ nhanh chóng qua đi nếu chúng ta biết được nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp. Trái lại, nếu cứ phớt lờ và không quan tâm, nỗi buồn có thể vô tình dẫn đến trầm cảm mà chúng ta không hề hay biết. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm 5 nguyên nhân có thể gây ra nỗi buồn mà chúng ta không để ý đến.
5. Những thông điệp tiêu cực về bản thân
Bạn đáng giá hơn bất kỳ thứ gì. Nỗi buồn không nói lên được bạn quý giá như thế nào. Nó chỉ nói với bạn câu chuyện mà bạn tự nói với chính mình. Và khi bạn thay đổi câu chuyện đó, mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi. Hãy tập nhìn nhận những mặt tích cực trong ngày của bạn. Hãy nhận ra rằng bạn xứng đáng được hạnh phúc, hoặc có thể tự mỉm cười với chính mình. Bạn không dễ dàng sụp đổ và sẽ vươn dậy mạnh mẽ.
Căng thẳng và lòng tự trọng thấp sẽ mang nỗi buồn đến khi bạn cảm thấy mất sự ổn định về mặt tinh thần. Nhưng bạn cần nhanh chóng giữ lại chính mình với những lời nói tự động viên bản thân.
Việc tự động viên bản thân là cách bạn gởi những thông điệp của tình yêu và hy vọng cho chính mình khi thế giới xung quanh bạn không có khả năng làm điều đó. Có thể bạn không có khả năng làm chủ mọi khía cạnh trong mọi hoàn cảnh, nhưng bạn có khả năng làm chủ chính mình. Khi bạn nỗ lực, bạn biết rằng bạn được an toàn vì bạn có thể điều khiển được thông điệp đang nói với chính mình.
Hãy tập làm chủ những suy nghĩ ngay từ hôm nay và trong mỗi ngày, và bạn sẽ nhận thấy nỗi buồn dần biến mất. Hãy bắt đầu với việc “Tôi xứng đáng được hạnh phúc”.
6. Sự mất khả năng kiểm soát
Có thể bạn cảm thấy buồn không phải vì trải qua những vất vả, nhưng là vì bạn không được trao quyền, mọi thứ không diễn ra như bạn mong muốn. Hoàn cảnh không mang lại cho bạn thứ bạn muốn và bạn không có được cảm giác thỏa mãn. Các mối quan hệ không tốt đẹp, việc học hay việc làm khiến bạn kiệt sức, bạn không có hệ thống hỗ trợ, hoặc rơi vào trạng thái khủng hoảng, không biết đâu là bản sắc của chính mình, hay thiếu đi ý nghĩa cuộc sống. Hoặc cũng có thể tất cả những yếu tố trên.
Tất cả những ví dụ trên đều muốn nói đến việc bạn đang thiếu quyền lực hay không làm chủ cuộc sống của chính mình.
Lúc đầu có thể bạn không chú ý nhưng nỗi buồn dần len lỏi vào trong con người bạn. Có thể bạn cần nó như một tiếng chuông cảnh tỉnh bản thân, nhưng đó không phải là cuộc sống bạn xứng đáng có được, và có lẽ đã đến lúc cần thay đổi thứ gì đó.
Nỗi buồn có thế phục vụ cho bạn. Nó có thể cho chúng ta hy vọng. Nó giúp chúng ta biết được có gì đó không đúng đang diễn ra. Bạn không cần phải giải thích với ai cả. Bạn cần phải hành động. Những rắc rối có thể khiến bạn hoảng sợ. Hãy chấp nhận nỗi buồn, và hành động như thể nếu bạn có phải đi dưới trời mưa, cứ mở dù, và thẳng tiến về phía trước.
7. Thiếu định hướng
Nỗi buồn của bạn có thể xuất phát từ một lý do đơn giản là vì bạn thiếu định hướng. Bạn mong muốn có một cuộc sống tuyệt vời nhưng không biết phải làm gì tiếp theo. Bạn không thực hiện những công việc mà bạn phải làm cách nghiêm túc. Trên thực tế, những gì bạn có được là những thứ bạn được cấp cho.
Việc thiếu thái độ biết ơn có thể là nguyên nhân vì sao bạn không nhìn thấy được những mặt tốt đẹp dù cho chúng vẫn ở đó. Bạn quên mất việc tại sao bạn bắt đầu. Khi đứng trước gương, bạn không còn nhận ra chính mình nữa vì đã để bản thân đi quá xa. Và giờ đây đã đến lúc kéo mọi thứ trở lại.
Hãy chọn lọc và hành động. Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng việc kéo bản thân trở lại không phải là điều dễ dàng. Bạn phải thật sự muốn làm và khi đó, mọi thứ mới thay đổi.
Tư duy của bạn quyết định mọi thứ. Nếu bạn không thể thấy những mặt tích cực, bạn không thể làm gì có ý nghĩa hay mang lại hiệu quả. Nếu tư duy khiến bạn coi nhẹ những việc bạn phải làm và có thể làm, đã đến lúc phải thay đổi. Hãy âm thầm nói với bản thân những câu nói tích cực, và tập trung vào việc nhận thức những gì bạn xứng đáng có được.
8. Sự lấn át của những thứ không mong muốn
Nghèo đói, bệnh tật, những hành vi sai trái hay sự bất công… đôi lúc nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Có thể bạn thấy rằng trong hoàn cảnh này, mình không thể làm được gì để mọi thứ tốt hơn. Nhưng hãy cứ thử đi. Bạn không có quyền lựa chọn khi những điều không mong muốn ập đến, nhưng bạn có thể quyết định thái độ của mình trước những sự việc đó.
Bạn có hai lựa chọn: chiến đấu hoặc dừng lại. Nhưng có lẽ, việc dừng lại không phải là một lựa chọn hay.
Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy cố gắng nhận ra những gì bản thân có thể hành động để thay đổi tình hình trở nên tốt hơn. Đừng để những việc bạn đã làm trong quá khứ cản bước bạn. Đã đến lúc bạn bắt đầu lại.
Hãy tha thứ cho chính mình. Hãy để nỗi buồn trở thành tiếng nói cho những thứ bạn đang trải qua. Điều đó không có nghĩa là mọi thứ sẽ thay đổi ngay lập tức. Nhưng việc bạn thay đổi sẽ giúp mọi thứ dần trở nên như mong đợi của bạn.
9. Trầm cảm
Nếu nỗi buồn cứ theo bạn cách dai dẳng thì có nhiều khả năng đây chính là trầm cảm.
Nếu nỗi buồn kéo dài và lớn lên từng ngày cùng với cảm giác trống rỗng mà trước đây bạn chưa từng trải qua thì đây chính là dấu hiệu của trầm cảm. Trầm cảm tấn công khi bạn xuống tinh thần. Nó giống như một tảng đá lớn đè trên vai bạn. Đôi lúc trầm cảm khiến bạn không còn là một người ôn hòa, điềm tĩnh nữa. Bạn đưa ra những quyết định cẩu thả, bạn hành động theo cách không lành mạnh, bạn chọn cách trốn tranh thay vì mở lòng ra để đón nhận các sự việc, và vấn đề chính là ở chỗ đó. Bạn quên mất rằng bản thân mình là con người và bạn được phép yêu cầu sự giúp đỡ.
Trầm cảm khiến bạn như tê liệt trước các sự việc, nó có thể là vô số những cảm xúc kéo dài mà não cố gắng đè nén để giúp bạn giải tỏa. Nếu rơi vào tình trạng này, đã đến lúc bạn phải hành động. Thậm chí cho dù bạn không biết đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại, nhưng bạn phải bắt tay vào hành động để thay đổi trước khi quá muộn.
Tạm kết
Người ta thường khó nhận ra khi có ai đó rơi vào khủng hoảng. Họ không thể biết được những suy nghĩ trong thâm tâm của bạn được. Họ không thể nghe được những lời độc thoại đầy tiêu cực của bạn được. Nhưng điều họ có thể làm được là yêu thương bạn.
Bạn không cô đơn. Nỗi buồn có thể gây ảnh hưởng to lớn đến bất kỳ ai. Nếu nỗi buồn chuyển thành trầm cảm, hãy nghĩ đến một việc làm quan trọng đó là nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Nỗi buồn nên được xem như một loại khủng hoảng sức khỏe. Bởi vì dấu hiệu của nỗi buồn không như dấu hiệu của những căn bệnh khác, nên người ta thường không dành nhiều sự quan tâm như các căn bệnh.
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi điều này bằng cách thể hiện, bằng cách nói lên mối bận tâm, sự ưu tư của mình, bằng cách sống cho mình, cho nhu cầu và cho ước mơ của chính mình. Hãy cất tiếng trước khi nỗi buồn trở thành trầm cảm, vì thông thường, khi đã rơi vào trạng thái trầm cảm, chúng ta thường chọn giải pháp cho mình lại chính là im lặng.
Theo Sarah Browne – Lifehack
Đọc thêm:
Phần 1: 9 nguyên nhân dẫn đến nỗi buồn mà chúng ta không thể ngờ tới
Lý do thật sự vì sao chúng ta không thích làm việc và cách để xoay chuyển tình hình
91 views
Pingback: 9 nguyên nhân dẫn đến nỗi buồn mà chúng ta không thể ngờ tới – Mẹo hay cuộc sống
Pingback: 10 lời khuyên hữu ích giúp bạn ngừng cuộc sống bi quan – Mẹo hay cuộc sống – Tóc Đẹp 4.0
Pingback: 10 lời khuyên hữu ích giúp bạn ngừng cuộc sống bi quan – Mẹo hay cuộc sống – SPA CHĂM SÓC DA ĐẸP
Pingback: 15 cách giúp bạn đối xử tốt hơn với chính mình – Mẹo hay cuộc sống
Pingback: 10 lời khuyên hữu ích giúp bạn ngừng cuộc sống bi quan – Mẹo hay cuộc sống – BÍ QUYẾT GIỮ THANH XUÂN