Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đọc sách như lứa tuổi, sở thích, nhu cầu thực tế và trình độ; không gian và thời gian hay sự tác động của ngoại cảnh bên ngoài… Do vậy, đọc sách cần được chọn lọc và cần có kỹ năng.
Kỹ năng đọc sách là rất quan trọng. Sách để giải trí hay phục vụ công việc. Người đọc sách nên xác định nhu cầu đọc và chọn sách chất lượng với nội dung phù hợp nhu cầu.
Mức độ tác động tích cực của đọc sách khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và kỹ năng của người đọc.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem vài kỹ năng cơ bản từ việc lựa sách đến cách đọc sách như thế nào nhé.
TẠI SAO ĐỌC SÁCH CẦN PHẢI CHỌN LỌC?
Số lượng sách rất lớn và chúng ta không có nhiều thời gian để đọc hết tất cả. Theo dữ liệu của Google thống kê năm 2010, trên toàn cầu có khoảng 130 triệu sách khác nhau và mỗi năm có trên 2 triệu sách mới được xuất bản.
Thông thường, mỗi người đọc sách ở mức độ trung bình là 12 quyển trong 1 năm. Người nào đọc được nhiều hơn là 50 quyển sách trong 1 năm và nhiếu lắm thì tới 80 quyển trong 1 năm. Tuy nhiên một thống kê nho nhỏ về người Việt Nam mình thì trung bình một người trong một năm chưa đọc được 12 quyển sách đâu nhé. Phải chăng chúng ta cần phải xem xét thói quen đọc sách của chính mình thôi nào.
Vậy, thói quen đọc sách được duy trì đều như vậy thì một đời con người từ khi 7 tuổi đến 70 tuổi sẽ đọc hết 750 đến 5000 quyển sách. Dù có đam mê đọc sách đến đâu cũng không thể đọc hết được tất cả các đầu sách hiện có. Do đó, chúng ta cần lựa chọn một vài đầu sách để đọc.
Mỗi sách thường hướng đến đối tượng người đọc khác nhau và với mục đích truyền đạt khác nhau. Từ lứa tuổi trẻ em đến thanh niên hay người trưởng thành đều có thể có các đầu sách phù hợp mà lại dễ lựa chọn vì sách bây giờ là rất phổ thông.
Không những sách in mà ngày nay còn vô vàn các sách công nghệ số mà các bạn trẻ hay người trưởng thành có thể đọc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Vậy bạn cần lựa chọn đúng cách cũng như có ý thức đến việc rèn luyện các thói quen tốt cho sức khỏe con người.
CHỌN SÁCH ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của mỗi người mà sẽ có sự lựa chọn khác nhau.
Học sinh, sinh viên có thể chọn hàng đầu là sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo…Bên cạnh đó là một vài loại truyện tranh, tiểu thuyết hay một vài loại tạp chí…
Với người trưởng thành, đã đi làm thì thường lựa chọn là sách để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, sách để rèn luyện các kỹ năng…Với người đã về hưu thì ngoài mấy loại báo, tạp chí vẫn thường xem thì có thể thêm vài quyển sách về thuốc chữa bệnh hay các bài hướng dẫn tập thể dục…
Vâng, có rất rất nhiều cách để lựa chọn được sách cho phù hợp với nhu cầu hay lứa tuổi. Ở lứa tuổi nào cũng có thói quen hay sự yêu thích đọc sách nên việc phân biệt để lựa chọn sách cũng mang tính tương đối.
Do vậy nên chọn sách có nội dung phù hợp và đủ chất lượng để đạt hiệu quả cao trong khi đọc.
- Chọn sách theo chất lượng: Theo phép thử thời gian, sự phổ biến, uy tín của tác giả và theo đánh giá của cộng đồng bạn đọc hay một tổ chức uy tín nào đó.
- Đọc theo cảm nhận riêng: Trường hợp này thường đọc thử, đọc lướt qua, đọc phần mở đầu, phần kết thúc và nếu thấy thích thì hãy đọc. Lúc này bạn chọn sách theo đánh giá riêng của mình.
- Ngoài ra chúng ta cũng có nhiều lựa chọn hơn khi chúng ta đọc được 1 vài ngoại ngữ nào đó.
ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
Đọc sách là quá trình nhận biết thông tin, dữ liệu qua các ký tự, hình ảnh…được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Khi đọc sách có thể phân ra được 2 mức độ là biết và hiểu.
- Đọc cơ bản: Để biết các thông tin nêu rõ trong tài liệu, đọc nâng cao để suy luận ra ý nghĩa từ nội dung được đọc và đọc với óc phân tích, tổng hợp và áp dụng kiến thức từ tài liệu. Hãy đọc và trả lời các câu hỏi như ai, cái gì, ở đâu?…
- Đọc ở mức độ trung bình và cao: Đọc để trả lời câu hỏi tại sao, như thế nào?…
- Đọc với óc phân tích: Để trả lời các câu hỏi về nguyên nhân và hệ quả của sự vật hiện tượng và ai nên làm gì và nên làm thế nào, làm như thế nào…
Như vậy tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân mà lựa chọn đúng sách để đọc và cũng để có chất lượng đọc sách tốt nhất có thể. Ví dụ như ngài Warren Buffet thường đọc các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp mà ông đầu tư và ông thường chỉ chú ý đến các con số.
Trong các bài thi / kiểm tra đọc hiểu Tiếng Anh như TOEIC, IELTS hay TOEFL ibt hay Cambridge các câu hỏi cũng phân ra các mức độ: (1)nhận ra ý chính của bài viết, đoạn văn; (2)nhận ra thông tin/dữ liệu nêu trong bài viết; (3)suy luận ý nghĩa của đoạn viết; (4) nhận ra quan hệ nhận quả của sự vật hiện tượng trong bài đọc….
Cũng tùy mức độ yêu cầu mà người đọc có thể đọc nhanh hay chậm và có thể chia ra nhiều mức độ khác nhau như đọc lướt để lấy thông tin cần thiết; đọc tổng quan để có cái nhìn toàn diện về nội dung bài viết hay sách.
- Đọc bình thường: Đọc để hiểu và cảm nhận mà không phân tích đánh giá thông tin đã đọc.
- Đọc cẩn thận: Đọc ở mức độ tập trung cao nhất để hiểu, cảm nhận, để nhớ, để phân tích đánh giá tài liệu và sử dụng bổ trợ cho công việc.
Kỹ năng đọc rất quan trọng. Người đọc nên xác định nhu cầu đọc và chọn sách chất lượng với nội dung phù hợp với nhu cầu đó.
Các bạn đã ai có kỹ năng đọc sách chưa ạ.Hy vọng qua vài trang viết này mong các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm riêng của bản thân. Và đặc biệt hãy dành nhiều thời gian để yêu thích việc đọc sách hơn nữa. Trong một ngày nên có khoảng thời gian để xa lánh chiếc điện thoại thông minh và tăng thêm nhiều thói quen có lợi cho sức khỏe của mình hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
204 views
Bài viết liên quan