BÉO PHÌ BỆNH NGUY HIỂM CHO TRẺ EM KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Cuộc sống ngày càng phát triển, điều kiện sống tốt hơn. Tuy nhiên, việc ăn uống quá mức cùng với việc ít tập luyện thể dục thể thao đã làm gia tăng tình trạng béo phì ở trẻ em. Hiện nay trẻ em mắc bệnh béo phì có nguy cơ gia tăng mạnh, thậm chí đến mức đáng báo động. Thế nhưng nhiều gia đình còn nhận thức sai về béo phì và vô cùng “tự hào” về khả năng nuôi con khéo “mũm mĩm” của mình. Bép phì khiến sức khỏe của trẻ bị đe dọa và là đối tượng bị chế giễu của bạn bè

Béo phì mang đến nhiều hiểm họa sức khỏe cho trẻ em
Béo phì mang đến nhiều hiểm họa sức khỏe cho trẻ em

Trẻ em mắc bệnh béo phì là đối tượng của nhiều căn bệnh nguy hiểm 

Việc trẻ bị béo phì không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mà nguy hiểm hơn trẻ sẽ trở thành “đối tượng tấn công” của những căn bệnh nguy hiểm như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2, rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở, bệnh xương khớp, sỏi gan, gan nhiễm mỡ…

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ em bị béo phì, được chia làm hai nhóm chính: béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát 

Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé: 

  • Béo phì là gì ? 
  • Nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ em
  • Hậu quả béo phì
  • Biện pháp phòng tránh béo phì 

1. Béo phì là gì? 

Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. 

1.2. Béo phì ở trẻ em: 

bang chieu cao can nang cho be
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé

Trẻ được xem là dư cân khi trẻ nặng hơn 85% trẻ có cùng tuổi và chiều cao. Trẻ được xem là béo phì khi trẻ nặng hơn 95% trẻ có cùng tuổi và chiều cao. Để tính được điều này bác sĩ sẽ dùng bảng BMI theo tuổi.

Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới

BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)

Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên

Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SDbéo phì khi ≥ 3SD

Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SDbéo phì khi ≥ 2SD

2.Nguyên nhân béo phì

béo phì nguyên phát do mất cân bằng giữa ăn uống và vận động
béo phì nguyên phát do mất cân bằng giữa ăn uống và vận động

2.1.Béo phì nguyên phát hay béo phì đơn thuần: Thường gặp ở những trẻ háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. 

Nguyên nhân là do tình trạng thừa thãi dinh dưỡng và sử dụng dinh dưỡng không hợp lý. Dinh dưỡng, theo quan niệm hàng ngày, đó là thức ăn đưa vào. Nếu bạn cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn, quá nhiều thực phẩm, trẻ sẽ bị béo vì nó sẽ được tích tụ lại nếu không sử dụng hết. 

Ngoài ra, nếu trẻ ít vận động, chủ yếu coi tivi hay chỉ ngồi một chỗ thuộc tình trạng quá tĩnh tại. Tĩnh tại tới mức, cơ thể không cần sử dụng năng lượng nhiều .Khi đó, mặc dù không ăn nhiều nhưng vẫn thừa cân, béo phì bởi vì vẫn bị thừa nhu cầu so với bản thân. 

Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành. 

2.2.Béo phì thứ phát: 

Nguyên nhân từ bệnh lý: Do các bệnh lý nội tiết hay khiếm khuyết di truyền. Thường chiếm khoảng 10%

2.2.1.Béo phì do gen 

Béo phì do di truyền ở một số đoạn gen
Béo phì do di truyền ở một số đoạn gen gây nên

Người ta tìm thấy khoảng 56 gen khác nhau chịu trách nhiệm gây ra tình trạng béo phì. Điển hình như gen: ACE, ADIPOQ, ADRB2, GNB3, LEP, LIPE, MC4R, PLIN, RETN, UCP1.

Gen quyết định tới số lượng và thành phần men tiêu hóa. Gen đã quyết định tới khả năng hấp thukhả năng chuyển hóa. Người ta tìm thấy khoảng 56 gen khác nhau chịu trách nhiệm gây ra tình trạng này. Điển hình như gen: ACE, ADIPOQ, ADRB2, GNB3, LEP, LIPE, MC4R, PLIN, RETN, UCP1

Gen là một nguyên nhân không thể thay đổi được, còn những nguyên nhân còn lại, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được. Chỉ cần cho trẻ ăn bớt đi và hoạt động nhiều lên, sẽ giúp trẻ kiểm soát được béo phì.

2.2.2.Béo phì do nội tiết: 

Hội chứng Prader willi gây ra béo phì ở trẻ em
Hội chứng Prader willi gây ra béo phì ở trẻ em

Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.

Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.

Béo phì do thiểu năng sinh dục: thường gặp ở hội chứng Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và tinh hoàn ẩn. Hội chứng Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, thừa ngón và có tật về mắt

2.2.3.Béo phì do dùng thuốc: 

Điển hình nhất có thể kể đến là corticoid. Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid. 

Lạm dụng corticoid có trong thuốc “đề xa” hay “hạt dưa” nhằm chữa biếng ăn, tăng cân cho trẻ 

Corticoid làm tiết nhiều dịch vị ở dạ dày, gây cảm giác đói, ăn ngon nhưng có thể làm loét dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa.

Mới đây, một bác sĩ chuyên khoa Nhi đã chia sẻ một trường hợp bé gái 7 tuổi được gia đình cho uống thuốc để tăng cân. Chỉ trong 6 tháng, bé tăng 10kg và mọc râu, lông đầy mình. Gia đình cho biết, bác sĩ đó kê toa cho bé là 10 bịch thuốc gồm 5 viên nhiều màu sắc, không tem, không vỏ, không toa, trong đó có 1 viên Dexamethasone.

Corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, gây rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì, mặt tròn như mặt trăng nhưng thật ra cơ thể lại bị teo cơ (đây là các biểu hiện trong hội chứng có tên là Cushing).

Ngoài ra, sử dụng corticoid lâu ngày còn làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng (dễ bị lao, nếu đã bị lao sẽ làm bệnh nặng thêm, hoặc các bệnh nấm).

Béo phì do hội chứng Cushing
Béo phì do hội chứng Cushing

3. Hậu quả của Béo Phì: 

Hậu quả khôn lường từ béo phì
Hậu quả khôn lường từ béo phì

Về mặt sức khoẻ: Béo phì ở trẻ em thường đưa đến các bệnh lý : Sạm da vùng nếp gấp, tăng lipid máu (cả cholesterol và triglyceride),dậy thì sớm, bệnh lý túi mật. 

Ngoài ra trẻ có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường do không dung nạp được glucose, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… 

Trẻ em bị béo phì cũng có thể dẫn đến các bệnh lý : Khó thở khi ngủ, giả u não (gây nhức đầu), hội chứng giảm thông khí và biến chứng ở khớp (đau khớp hông, khớp gối, giới hạn vận động).

Về mặt hình thể: Ở trẻ trai có tình trạng giả vú lớn. Ở trẻ gái có kinh sớm, rậm lông, trứng cá. Cả 2 giới: Biến dạng hình thể, bụng bự, rạn da màu trắng hay màu tím.

Về mặt cảm xúc: Trẻ có khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng với hình dáng cơ thể, trầm cảm.

Về mặt xã hội: Trẻ sẽ bị kỳ thị, ấn tượng xấu, chọc ghẹo, bắt nạt.

Hậu quả lâu dài: Khả năng cao bị béo phì ở người trưởng thành, béo phì trẻ em có thể dẫn đến hậu quả lâu dài béo phì ở người lớn: khả năng từ 20- 50% trẻ béo phì trước dậy thì cho đến 50 – 75% béo phì sau dậy thì.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành: như cao huyết áp, các bệnh tim mạch, rối loạn lipide máu hội chứng chuyển hóa tồn tại cho đến trưởng thành.

4. Biện pháp phòng ngừa béo phì ở trẻ em: 

Theo các bác sĩ dinh dưỡng công tác ở Bệnh viện Quốc tế City cho biết: “Rất khó khăn khi phòng ngừa, chữa trị cho trẻ em béo phì vì cha mẹ không nghĩ béo phì là bệnh cũng như không biết con mình thừa cân hoặc đánh giá thấp hơn so với thực tế. Vì không nghĩ béo phì là bệnh nên người ta chỉ đề cập đến phòng ngừa thừa cân béo phì mà không nói việc điều trị bệnh béo phì. Hay khi điều tra bữa ăn học đường, phụ huynh luôn nói con lười ăn nhưng khi so chiều cao với cân nặng thì thực tế trẻ đã thừa tới vài kg”.

Do đó, cách tốt nhất đó là trẻ em cần được xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp giảm béo phì ở trẻ em
Chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp giảm béo phì ở trẻ em

4.1.Chế độ ăn: 

Điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực.

Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo…

4.2.Chế độ vận động:

Vận động giúp trẻ ngăn ngừa bệnh béo phì
Vận động giúp trẻ ngăn ngừa bệnh béo phì

Trẻ dưới 6 tuổi cần được khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia trò chơi vận động . Trẻ trên 6 tuổi thì ngoài những việc trên, còn tạo điều kiện cho trẻ tham gia thể dục hay thể thao vừa sức.

4.3.Tâm lý trị liệu và các điều trị hỗ trợ

Kết hợp tâm lý trị liệu, chế độ ăn và hoạt động thể lực trong thời gian dài 24 tháng có kết quả giảm cân rõ rệt ở trẻ nhỏ <12 tuổi.

Ở trẻ lớn, giáo dục tâm lý và chế độ ăn ít calorie và luyện tập nhẹ cho kết quả tốt.

4.4.Sử dụng thuốc và điều trị ngoại khoa

Có một số nghiên cứu nhưng chưa đủ kết luận hiệu quả điều trị của thuốc và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) trong điều trị béo phì trẻ em.

Hiện nay ở trẻ em không khuyến khích sử dụng thuốc để điều trị béo phì cho trẻ. 

Điều trị cho trẻ béo phì tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó, cha mẹ hãy thay đổi thói quen ăn uống và cho trẻ vận động nhiều hơn, cộng với việc gia đình không nuông chiều trẻ để việc điều trị béo phì ở trẻ hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn.

                                              Alight đồng hành cùng mẹ bỉm,

302 views