Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao những chính trị gia nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, hay MC…lại có một giọng nói hay như vậy? Bạn đừng lầm tưởng giọng nói hay là do trời phú. Không phải vậy đâu. Chất giọng (trầm, ấm, vang, thánh thót…) là do trời phú nhưng bạn hoàn toàn có thể nói hay bằng cách tự mình luyện tập.
Người Việt có câu “người thanh tiếng nói cũng thanh”, cho thấy được tầm quan trọng của giọng nói trong giao tiếp. Giọng nói thể hiện tính cách và cảm xúc của bạn từ đó mọi người có thể đánh giá bạn dựa trên giọng nói.
Vì vậy việc có một giọng nói sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Vậy bạn đã biết cách giữ và luyện để có giọng nói thu hút người nghe chưa?
1. Giọng nói được hình thành như thế nào?
Giọng nói là những âm thanh phát ra bởi các sóng rung của 2 dây thanh khi luồng không khí từ phổi đi qua thanh môn lúc 2 dây thanh trong tư thế đóng.
Giọng nói rất quan trọng trong công việc cũng như giao tiếp xã hội hàng ngày. Do vậy quan tâm chăm sóc chính giọng nói của bạn đúng cách sẽ giúp cho giọng nói của bạn khỏe mạnh suốt cả cuộc đời.
2. Làm thế nào để biết bạn có vấn đề về giọng nói?
Sự thay đổi giọng nói thường được biểu hiện như : Khàn tiếng, khò khè, thở thô ráp, cảm giác đau nhói khi phát âm…
Những người có vấn đề về giọng nói thường hay than phiền là họ hay bị hụt hơi khi nói, không nói lớn được, thậm chí mất tiếng trong thời gian dài.
Sự thay đổi này có thể làm mất khả năng ca hát ở những ca sĩ đã thành danh, hoặc mất tiếng ở người giáo viên hay nhân viên bán hàng.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng nếu họ ho khạc ra đàm lẫn máu. Trong trường hợp này cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay.
3. Những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn giọng nói của bạn?
Sự thay đổi giọng nói đôi khi kèm theo sau một viêm đường hô hấp trên hoặc là một cảm lạnh (thường sau 1-2 tuần). Nguyên nhân là do dây thanh bị sưng nề dẫn đến thay đổi sóng rung của niêm mạc dây thanh.
Hạn chế sử dung giọng nói khi bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh hay viêm khí phế quản sẽ cải thiện tốt giọng nói của bạn.
Nếu sau 2 – 4 tuần giọng nói không trở về bình thường cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Đặc biệt chú ý thay đổi giọng nói ở những người có hút thuốc lá, có thể là những gợi ý để chẩn đoán sớm ung thư thanh quản.
Một số nguyên nhân hay gặp khác như: viên thanh quản mạn, trào ngược dịch vị, lạm dụng giọng nói, chấn thương thanh quản, hạt dây thanh, nang dây thanh, liệt dây thanh…
Câu hỏi cần lưu ý để phát hiện bạn có vấn đề về giọng nói:
Giọng nói của bạn có trở nên khàn hay thô ráp không?
Bạn thường có cảm giác khó chịu, nhức, hay đau buốt ở họng không?
Bạn có phải cố gắng sức trong khi nói chuyện không?
Bạn có thường xuyên phải khạc đàm trong họng không?
Bạn thường bị mất giọng khi hát ở những nốt nhạc cao hay không?
4. Các bước giúp cho giọng nói của bạn trở nên khỏe mạnh.
Có rất nhiều cách đơn giản nhưng lại có thể ngăn chặn những rối loạn về giọng nói.
Những bước dưới đây sẽ giúp bất cứ ai muốn giữ gìn giọng nói khỏe mạnh, đặc biệt với những người phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên,ca sĩ, bán hàng…
Uống nước thường xuyên : Độ ẩm sẽ tốt cho giọng nói, có tác dụng bôi trơn dây thanh của bạn. Không nên uống rượu bia cả ngày.
Không cố la hét, thét lớn : Đó là lạm dụng giọng nói sẽ gây sự căng cứng dây thanh.
Nên làm ấm vùng thanh quản trước khi bạn phải nói nhiều, chẳng hạn trước khi hát, trước khi giảng bài. Cách đơn giản có thể làm như : Kêu một cách nhẹ nhàng từ thấp tới cao giọng các nguyên âm I, A, E hoặc thổi hơi làm rung môi (giống như tiếng thuyền máy).
Không nên hút thuốc lá : Thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư thanh quản, là nguyên nhân gây viêm thanh quản, polyp dây thanh quản dẫn đến giọng nói thô, khàn và yếu đi.
Sử dụng tốt sự hỗ trợ phát âm của việc thở . Luồng hơi thở mạnh hay yếu liên quan đến khả năng phát âm. Hít căng lồng ngực trước khi bắt đầu nói và không đợi cho tới khi không khí trong lồng ngực cạn khi đang nói.
Sử dụng Microphone : Khi nói hoặc khi phải thuyết trình nên sử dụng Microphone để tránh gây căng thẳng
Vì sao bị khan tiếng?
Khàn tiếng (hay gọi là khản tiếng) là một biểu hiện rối loạn giọng nói thường gặp trên thực tế. Thực chất hiện tượng này phản ánh tình trạng tổn thương ở thanh quản, từ sưng huyết, viêm nhiễm thông thường cho đến các rối loạn thường xảy ra hoặc tổn thương nặng như ung thư thanh quản.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị khan tiếng, nhưng những nguyên nhân phổ biến nhất thường là nói nhiều, nói to, do hệ lụy của viêm họng, do thói quen hút thuốc lá.
Ngoài ra những lý do như dị ứng, viêm nhiễm dây thanh quản, cúm, cảm lạnh, trào ngực thực quản, rối loạn hormone hay rối loạn tuyến giáp, ung thư thanh quản cũng gây nên tình trạng khan tiếng hay thậm chí là mất tiếng.
Mẹo hay mách bạn:
Tinh dầu: Thêm vào cốc nước ấm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp và khuấy đều, dùng để ngậm trong 10 phút.
Củ cải trắng và gừng: Lấy 3 củ cải trắng và 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước để uống trong 2 ngày cũng rất có hiệu quả.
Trái lê: Lấy 2 quả lê rửa sạch ép lấy nước và 20g vỏ quýt đổ nước sắc kỹ. Hòa lẫn nước lê ép với nước nấu vỏ quýt, uống mỗi ngày 2-3 lần cũng có tác dụng khi bị viêm họng cấp gây khan tiếng
Nước chanh nướng: Để thực hiện theo “công thức” này bạn cần dùng 1 quả chanh to, muối một nửa thìa cà phê. Dùng đũa cắm vào núm quả chanh nhưng không xuyên thủng qua bên kia, cho muối vào quả chanh qua lỗ đó rồi nướng quả chanh trên than hồng, khi vỏ chanh chín vàng đều là được. Vắt lấy nước chanh chia 4 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
Giá đỗ: Lấy khoảng nửa kg giá đỗ, nghiền nát, thêm chút nước sôi vào giá đỗ, vắt lấy nước. Dùng nước này để trị khan tiếng trong khoảng thời gian đầu sẽ rất hiệu quả. Theo đông y thì giá đỗ xanh có tính hạn, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt… nên rất thích hợp để điều trị với mục đích mất tiếng, đau họng, ho, đờm, nghẹt mũi…
Củ gừng: Dùng củ gừng già đun lấy nước, cho thêm chút đường đỏ cho dễ uống. Ngoài ra cũng có thể dùng 10 gam gừng tươi, 10 gam tía tô cộng thêm 3 cây hành, đun sắc lấy nước uống. Cả hai cách này đều có tác dụng chữa khan tiếng.Đó là do gừng có tính ấm và ôn phế, sẽ là “trợ thủ” đắc lực cho bạn trong trường hợp bị khan tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước ép gừng pha thêm nước nguội, cùng khoảng 1 thìa nước cốt chanh và một chút muối để ngậm và nuốt dần dần.
Quất chưng: Dùng 2 trái quất xắt thành khoanh mỏng, dùng thêm 1 cục đường phèn hoặc mật ong đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Dùng hỗn hợp này để ngậm và ăn.
Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu chè đậu xanh như bình thường nhưng nên dùng loại đậu còn nguyên vỏ tác dụng sẽ tốt hơn. Ngoài ra có thể chế biến món canh đậu xanh vừa bổ dưỡng và có tác dụng giúp bạn nhanh chóng tìm lại giọng nói trong trẻo thủa nào.
Mật ong: Mật ong nguyên chất có thể pha lẫn với chanh hoặc dùng nó để ngậm trực tiếp cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
Bột nghệ: Dùng 1 thìa bột nghệ pha cùng 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống.
Dấm: Hòa một thìa dấm rượu táo cùng một nửa cốc nước và dùng để uống mỗi giờ.
Xông hơi: xông hơi bằng nước ấm sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn, đây cũng là phương pháp “dân gian” giúp bạn dễ dàng điều trị chứng khan tiếng hiệu quả.
Đặc biệt cần ghi nhớ luôn uống đủ lượng nước cơ thể cần cũng sẽ giúp bạn “rút ngắn” khoảng thời gian bị khan tiếng.
Lưu ý:
Thường thì tình trạng khan tiếng có thể tự khỏi tuy nhiên nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng khan tiếng vẫn không thuyên giảm sau 2 tuần thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán. Trên thực tế, tình trạng khan tiếng kéo dài có thể là biểu hiện thường gặp của chứng ung thư thanh quản.
Nếu bạn thường xuyên bị khan tiếng thì cần tìm được nguyên nhân chính xác là do đâu để được bác sĩ thăm khám và kê đơn kịp thời.
Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng tới giọng nói và gây khàn tiếng:
Lạm dụng giọng: Vấn đề này hay gặp ở những người phải sử dụng giọng nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, trẻ em độ tuổi mẫu giáo-tiểu học, những người bán hàng… do ham mê, do sức khỏe đang trong giai đoạn sung sức, do chưa biết những nguy cơ gặp phải khi sử dụng giọng không hợp lý.
Ngoài ra, khàn tiếng, mất giọng còn gặp ở các trường hợp như: sử dụng sai kỹ thuật luyện thanh hoặc hát sai kỹ thuật ở học sinh thanh nhạc, sử dụng các chất kích thích quá nhiều, chế độ sinh hoạt không hợp lý, khi bị viêm tai mũi họng, viêm thanh quản mà không đi khám, chữa kịp thời.
Hơi thở là quan trọng nhất để có một giọng nói hay:
Muốn có một giọng nói tốt, trước tiên cần phải có hơi tốt. Thông thường, trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta lấy hơi sẽ căng lồng ngực và hóp bụng vào một cách vô thức và bản năng nhất. Tuy nhiên để có một làn hơi dài và ổn định thì kỹ thuật lấy hơi bụng là mang lại hiệu quả cao nhất, hỗ trợ cho việc tập luyện giọng nói tốt nhất.
Tư thế chuẩn nhất khi tập luyện về hơi thở là đứng thẳng, vai thẳng, lưng thẳng, chân thẳng rộng bằng vai hoặc ngồi trên ghế cứng dựng thẳng lưng. Ban đầu, nên hít hơi vào bằng mũi, dùng đầu để điều khiển cho làn hơi đi xuống bụng (bụng lúc này phải phình to ra), nén hơi lại trong khoảng 8 đến 12 giây, sau đó xì nhẹ nhàng qua đường miệng, thời gian giữ và xì hơi tối thiểu phải được 30 giây. Trong lúc xì hơi qua miệng, cần lưu ý điều tiết cho hơi thở xì ra đều đặn và ổn định, không ngắt quãng.
Ghi nhớ: Để sớm đạt được kết quả như ý về giọng nói, cần tập luyện hơi thở thường xuyên, liên tục, đều đặn. Mỗi ngày tập từ 4 đến 5 lần, mỗi lần từ 10 đến 15 phút, tập ở bất cứ đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào.
68 views
Bài viết liên quan