Mì tôm hay mì ăn liền là một món ăn không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta, nó được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi tính tiện lợi, chế biến nhanh, giá rẻ mà mùi vị cũng hấp dẫn, dễ ăn. Tại Châu Á hầu như gia đình nào cũng có dự trữ trong nhà một vài gói mì ăn liền, thậm chí người ta ăn mì thay cho cả bữa chính và bữa ăn phụ. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), năm 2017 người Việt Nam đã tiêu thụ 5,06 gói mì, xếp thứ 5 về tiêu thụ mì trên thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tuy nhiên, bạn có biết ăn quá nhiều mì cũng không tốt cho sức khỏe? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về mì ăn liền và làm thế nào để ăn mì đúng cách mà không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
1. Hàm lượng Calo và Chất béo cao
Trong mỗi một gói mì có chứa tới 400 calo, tương đương với 1/4 lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho một người trưởng thành nên tiêu thụ trong ngày.
Mì ăn liền chứa rất nhiều tinh bột, chất béo. Một lượng mì khoảng 85 gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5 gam. Nếu bạn là người đang giảm cân, sợ béo phì thì nên chú ý tới điều này để cân bằng lượng thực phẩm cũng như lượng Calo thu nạp trong một ngày.
2. Thiếu hụt protein, chất xơ và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Một suất mì ăn liền chứa rất nhiều Cacbonhydrat ( Cacbonhydrat và các chất dẫn xuất của nó có vai trò chính trong quá trình làm việc của hệ miễn dịch, thụ tinh, phát bệnh và sinh học phát triển) nhưng chứa ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một gói mì chỉ có 4 gram protein và 10% chất sắt, trong khi chúng ta cần 0.8 gam protein trên 1kg khối lượng cơ thể, đồng nghĩa với:
- 56 gam mỗi ngày cho một người nam giới điển hình ít vận động
- 46 gam mỗi ngày cho một người nữ giới điển hình ít vận động
Vì thế, chỉ ăn qua bữa với một gói mì bạn đã thiếu quá nhiều chất, thậm chí dùng nhiều sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
3. Gói gia vị thiếu lành mạnh
Để tăng hương vị đậm đà cho món mì ăn liền người dùng thường đổ những gói gia vị có sẵn cho món mì thêm hấp dẫn. Tuy nhiên thực chất những gói gia vị đó đa phần chứa mì chính và một lượng lớn muối không tốt cho gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp. Để hạn chế thu nạp quá nhiều muối vào cơ thể bạn chỉ nên dùng một nửa gói gia vị muối, nửa gói cũng đủ để khiến món mì trở nên đậm vị.
4. Mì tôm đã được chiên với rất nhiều dầu
Mì tôm bao gồm những vắt mì đã được sơ chế và sấy khô. Vắt mì khô ban đầu được tạo ra bằng cách làm khô mì bằng phương pháp chiên. Trên thực tế, trong sản xuất công nghiệp, mì sẽ chiên qua dầu gần 2 phút để đảm bảo độ khô giòn và như chúng ta được biết đồ chiên rán tiêu thụ quá nhiều cũng không tốt đối với cơ thể. Sử dụng một món ăn được chiên dầu ở nhiệt độ cao có thể khiến bạn bị đầy hơi.
5. Có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao
Hội chứng chuyển hóa cao là nhóm hội chứng gồm béo phì, căng thẳng, đường huyết cao và Cholesterol HDL thấp. Những người ăn liên tục 2 lần/ tuần sẽ có nguy cơ mắc phải các căn bệnh hội chứng chuyển hóa cao hơn 68% so với người ít ăn và không ăn mì ăn liền. Đặc biệt trong mì ăn liền cón chứa nhiều chất phụ gia và hương liệu, những chất này sẽ khiến vị giác giảm sút thậm chí còn tạo áp lực cho dạ dày và toàn hệ tiêu hóa gây rối loạn chức năng tiêu hóa.
Những cách ăn mì tôm sai lầm
1. Ăn mì úp nước sôi
Món mì ăn liền thường được ưu tiên lựa chọn bởi những người bận rộn, ít thời gian nghỉ ngơi vì thế thông thường mì ăn liền cũng được chế biến một cách rất nhanh chóng. Chúng ta thường cho miếng mì vào bát, đổ bỏ các gói gia vị sau đó đổ nước sôi và đậy nắp bát lại, chờ mì chín mềm trong khoảng từ 3 – 5 phút là lập tức ăn ngay. Tuy nhiên, đây là cách làm không đúng bởi nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
2. Ăn đêm bằng mì tôm
Nhiều người có thói quen ăn đêm, hoặc do quá bận rộn với công việc mà đến tối muộn trước khi đi ngủ mới có thời gian ăn, và để cho “nhanh, gọn, lẹ” họ thường chọn mì ăn liền làm món đêm cho mình. Tuy vậy, bạn có biết mì ăn liền rất khó tiêu trong cơ thể? 2 giờ sau khi ăn mì ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày, khiến bộ máy tiêu hóa của chúng ta phải làm việc mệt mỏi, phức tạp. Hơn nữa, năng lượng trong mì ăn liền không được tiêu đi sẽ tích tụ khi bạn ngủ và hình thành mỡ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Do đó, vào ban đêm bạn không nên ăn mì tôm thay vào đó bạn có thể ăn những thực phẩm khác tốt cho sức khỏe mà không lo bị béo như hoa quả, sữa, trứng, rau củ,…
3. Ăn mì tôm sống
Ngay từ cái tên “mì ăn liền” ta đã thấy được đặc tính của mì, ta có thể trực tiếp ăn liền mà không cần phải chế biến hay đun nấu. Ăn sống giòn giòn, biến mì ăn liền thành món ăn vặt khi ngồi xem phim cũng là niềm yêu thích của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Tuy nhiên, do mì tôm được sản xuất bằng cách chiên dầu nên bản thân vắt mì chứa rất nhiều chất béo khó tiêu hóa. Thói quen ăn mì tôm sống thường xuyên không chỉ gây đầy bụng, khó tiêu mà còn gây béo. phì. Do đó, tốt hơn hết ta vẫn nên nấu qua mì rồi hãy ăn, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn.
Cách ăn mì tôm không gây hại cho sức khỏe
Tuy rằng mì ăn liền tiềm ẩn nhiều yếu tố không tốt cho sức khỏe nhưng đối với nhiều người đó vẫn là món ăn không thể thiếu. Nếu chúng ta biết cách chế biến và sử dụng với tần suất hợp lý thì vẫn có thể thưởng thức món ăn này mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là những cách nấu mì ăn liền đúng cách bạn nên áp dụng mỗi khi chế biến mì.
1. Đun nước sôi và chần vắt mì trong nước sôi, sau khi các vắt mì đã tách rời nhau, đổ bỏ nước ( điều này giúp loại bỏ chất xám và lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì).
2. Đun sôi nước mới, tiếp tục đổ mì vào chần đến độ mì bạn mong muốn, sau đó nhanh chóng tắt bếp tránh để quá lâu sợi mì sẽ nát mất ngon. Nếu bạn thích ăn mì khô thì đổ nước.
3. Bỏ thêm gia vị, các gói gia vị có sẵn như đã nói ở trên tốt nhất bạn nên hạn chế dùng, hoặc nếu dùng chỉ nên dùng nửa gói, không nên đổ toàn bộ. Bạn có thể thay thế những gói gia vị sẵn đó bằng các nguyên liệu gia vị tại nhà mình và phân bổ liều lượng hợp lý.
4. Để cân bằng hơn về dinh dưỡng, bạn hãy cho thêm rau, trứng, một ít thịt hoặc cá, … Mỗi tô mì nên bổ sung 25 – 30 gram chất đạm từ tôm, thịt lợn, thịt bò, … Bạn có thể chế biến riêng những thực phẩm này sau đó mới bỏ thêm vào bát mì. Cho thêm thức ăn sẽ giúp món mì của bạn có thêm chất dinh dưỡng, át bớt tính “nóng” của mì ăn liền, nhìn món mì cũng trở nên có màu sắc và ngon mắt hơn. Lời khuyên thêm cho bạn là sau khi ăn mì, bạn nên uống nhiều nước và nạp nhiều hoa quả để thanh nhiệt hạn chế mụn nhọt phát sinh.
Như vậy chỉ mất thời gian khoảng 3 phút bạn đã có được một bữa ăn đủ chất, chuẩn bị năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. Dù vậy bạn cũng nên hạn chế ăn mì ăn liền thường xuyên, có thể thay bằng mì tươi, bún, phở,v.v… Hy vọng rằng với những chia sẻ và kiến thức trên đây sẽ giúp bạn phần nào cân đối và tạo ra cho mình được những bữa ăn ngon và chất lượng nhé!
1112 views
Bài viết liên quan