Cách học vừa hiệu quả vừa nhớ lâu

Con người thật kỳ lạ, họ toàn quên thứ cần nhớ và nhớ những thứ nên quên. Có người toàn quên chìa khóa, nhưng lại nhớ mãi một kỉ niệm, mà nếu quên đi thì họ sẽ hạnh phúc vô cùng. Có người có thể nhớ rất dai cái mặt đáng ghét của ai đó, nhưng nhớ từ vựng tiếng Anh lại là một thách thức. Tại sao lại có hiện tượng kỳ thú này và cách nhớ lâu, nhớ nhanh, nhớ mãi tới già bất cứ thứ gì bạn muốn là gì?

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 Bài viết không chỉ giúp bạn giải mã hiện tượng nhớ nhớ quên quên bên trên, mà còn trang bị cho bạn cách nhớ lâu MP3. Không phải là cái máy Mp3 nghe nhạc đâu nhé, đó là ba bước mà nếu thành thục, bạn sẽ thấy việc nhớ từ vựng tiếng Anh, học bài mau thuộc, hay cải thiện trí nhớ sẽ không còn là một vấn đề (mà thực ra trí nhớ chưa bao giờ là một vấn đề với bộ não của bạn đâu, thật đấy). Bản chất của việc nhớ lâu một thứ gì đó? Theo khoa học về não bộ, thông tin chúng ta thu nhận được lưu trữ dưới hai dạng. Trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để dễ nhớ, bạn có thể gọi trí nhớ ngắn hạn là “trí QUÊN”, vì nó rất hay quên. Còn trí nhớ dài hạn, hãy gọi là “trí QUEN” vì nó là cái két sắt chứa những thông tin quen thuộc kiểu như tên tuổi, ngày sinh nhật của bạn. Nếu để ý, sự khác biệt giữa trí QUÊN và trí QUEN chỉ là cái dấu mũ, trông giống mái nhà vậy.                                                                                                                                                                                                                                                                               Và việc một thông tin nào đó khiến bạn nhớ mãi lý do thật đơn giản: nó đã “chọc thủng” mái nhà Trí QUÊN để vào căn phòng Trí QUEN, thậm chí chui vào một két sắt nào đó bên trong. Có thể bạn đang háo hức muốn biết cách “chọc thủng” mái nhà đó, thậm chí cầu có cơn bão nào đó làm tốc mái. Song hãy bình tĩnh nhé, cái mái nhà trí QUÊN này rất quan trọng đấy. Vai trò của trí nhớ ngắn hạn và mái nhà Trí QUÊN Bạn biết bệnh mất trí nhớ chứ? Hãy tưởng tượng thế giới này tự nhiên xuất hiện một căn bệnh ngược lại và lan tỏa mạnh mẽ hơn cả đại dịch Zombie. Cứ ai mắc phải là sẽ nhớ mãi mọi thứ họ nhìn thấy tới già. Có thể bạn đang ước giá mà có đại dịch ấy thì tốt, mình sẽ học bài mau thuộc, sát giờ thi vài phút ôn cũng được. Hãy cẩn thận với những gì bạn ước! Vì giả sử bạn bị mắc căn bệnh siêu trí nhớ đó và nhìn thấy một con trâu. Nó ngoe nguẩy cái đuôi, và rồi… bịch, sản phẩm màu đen của nó xuất hiện (bạn biết là gì rồi).                                                                                                                                                                                                                                                                                                         Với siêu trí nhớ, bạn nhớ rõ từng chi tiết trên sản phẩm, thậm chí mùi vị (à nhầm, chỉ có mùi thôi). Thứ đó không làm sao thoát ra khỏi đầu bạn, lúc đi tắm, đi ngủ, thậm chí… đi ăn. Blog liên quan →  Làm sao tập trung làm việc 4 tiếng liền? Ôi, có lẽ tôi nên dừng lại. Chừng đó là đủ để cho thấy trí quên rất quan trọng. Trong cuộc sống, mái nhà cản nắng che mưa giúp bạn an toàn. Trong bộ não, trí quên giúp rửa trôi thông tin thừa thãi, giúp bảo vệ bộ não khỏi bị nổ tung. Song nhiều khi, đúng là có những thứ chúng ta muốn nhớ, nhớ bài, nhớ từ vựng tiếng Anh, nhớ tên của ai đó… Vậy cách nhớ lâu là gì? Cách nhớ lâu truyền thống: Mưa dầm thấm lâu Vì tính đơn giản nên cách nhớ lâu này được truyền từ hết đời này sang đời nọ. Mưa liên tục lâu ngày, nhà cũng sẽ dột. Nếu bạn kiên trì đọc lẩm bẩm từ ngày này qua ngày khác, thì chắc chắn tới một lúc nào đó thông tin cần nhớ sẽ thẩm thấu xuyên qua mái nhà Trí QUÊN, làm ướt nhoẹt căn phòng trí QUEN.                                                                                                                                                                                                                                                                                                       Cách nhớ lâu này nhiều người vẫn áp dụng được, họ cứ cầm sách đọc lẩm bẩm là thuộc và thi cử ngon lành. Song thực ra, nó không dành cho tất cả. Đa số thường mắc cái bẫy “tưởng như đã thuộc”, tức là lúc ôn thì chưa quên đâu, nhưng lúc thi mới quên. Chưa kể việc lặp đi lặp lại những thứ khô khan sẽ tạo cảm giác nhàm chán. Cách nhớ lâu hiện đại: Sét đánh ngang tai. Bạn có nhớ lần đầu tiên mình cho tay vào lửa không? Thế còn lần thứ hai? (Ngu gì có lần thứ hai ^^!). Có những thứ mà bạn chỉ gặp một lần, nhưng nhớ mãi như một lần nghịch dại, hoặc… mối tình sét đánh. Cảm xúc mạnh mẽ giống như tia sét, đánh thủng mái nhà trí QUÊN, kiến thức cần học tranh thủ bò vào căn phòng trí QUEN. Đây là mục tiêu của các kỹ thuật ghi nhớ siêu tốc hiện đại, tạo ra các liên tưởng hài hước, tạo ra cảm xúc vui vẻ để gây ấn tượng với não bộ. Bạn có thể tìm thấy các kỹ thuật liên tưởng để ghi nhớ trong bất cứ sách dạy ghi nhớ nào. Song đặc điểm chung là nếu bạn không tạo ra liên kết đủ ấn tượng, thì như nước đọng trên mái nhà, thông tin vẫn sẽ bay hơi. Cách nhớ lâu của Susu: Ba bước MP3 Đa số mọi người thường áp dụng một trong hai cách trên để ghi nhớ.                                                                                                                                                                                                                                                                                                 Mỗi cách đều có ưu nhược riêng, nên tôi kết hợp truyền thống lẫn hiện đại vào làm một, để tạo ra MP3. Nguyên tắc ghi nhớ của bộ não là nó sẽ chỉ giữ lại những thông tin mà nó (chứ không phải bạn) cảm thấy ấn tượng và quan trọng. Và ba bước MP3 sẽ đáp ứng các nguyên tắc ghi nhớ đó. MP3 – Make fun on Paper 3 times. (tạm dịch: Vui vẻ trên Tờ giấy Vẽ 3 lần – VTV3) Make Fun – Vui vẻ Thật ra một thứ gì đó khó nhớ thì là do bạn đã chưa làm cho nó dễ nhớ, trước khi bạn bắt đầu bắt bộ não nhớ nó. Người ta nói đừng làm việc chăm chỉ, mà hãy làm việc thông minh. Trước khi lao đầu vào nhớ thứ gì đó, hãy làm cho thứ ấy trở nên sinh động, hài hước, dễ nhớ cái đã. Trên Blog này tôi đã có rất nhiều bài viết kèm ví dụ thực tiễn về cách làm cho mọi thứ trở nên ấn tượng với bộ não. Bạn có thể tham khảo một số bài bên dưới (song hãy đọc chúng sau khi đọc hết bài này nhé). Cách nhớ lâu những con số: Nhiều độc giả của Numagician đã nhớ được dãy dài 512 số của Pi đấy ➙ Blog Chinh phục đỉnh Pi Cách nhớ lâu tên thuốc: Công thức có cái tên ngộ nghĩnh “Mít LG” này sẽ giúp bạn chinh phục các loại tên, bao gồm từ tiếng Anh dài nhất thế giới ➙ Blog Thuộc tên mọi thứ Cách nhớ lâu danh sách ý chính: Móc treo trí nhớ, đây là kỹ thuật mà bất cứ cao thủ trí nhớ nào cũng đều phải biết ➙ Blog Thuộc nhanh nhớ chuẩn Cách nhớ lâu đề cương dầy cộp: Một bí quyết tận dụng sức mạnh của tiếng Việt để xử lý những thứ trừu tượng, từng giúp tôi đạt 8.5/10 môn Triết Học khó nhớ ➙ Blog Làm phao câu nghệ thuật Paper – Giấy vẽ Có một sự thật là sau khi Make Fun, sau khi biến thông tin trở nên vui vẻ bạn sẽ thấy cảm hứng và rất dễ thuộc. Song các thông tin này vẫn có thể bị “bay hơi” nếu bộ não không nghĩ rằng chúng quan trọng. Vậy cách nhớ lâu chúng là gì? Tôi trải nghiệm rõ rệt điều này sau khi nhớ 512 số Pi với cách nhớ lâu bên trên. Khi mới học xong, tôi có thể tự tin viết lại dãy dài 512 số trong 2 phút, với độ chính xác 100%. Nhưng sau khoảng một tháng không ôn lại, tôi cần khoảng 10 phút để viết lại dãy 512 số đó, với độ chính xác khoảng 90%. Vì thật ra, dãy dài đó là… siêu vô nghĩa không chỉ với bộ não, mà còn với chúng ta. Blog liên quan →  Nhớ số Pi hay chinh phục đỉnh Pi dài 512 số Vậy làm sao để thông báo cho bộ não biết rằng chúng rất quan trọng? Đó là giấy. Đừng chỉ tưởng tượng, hãy viết, vẽ lại những gì bạn đã tưởng tượng ra giấy. Đây không chỉ là cách đơn giản nhất để báo hiệu cho bộ não rằng thông tin này rất quan trọng, mà còn phục vụ cho bước tiếp theo. 3 Times – 3 lần…. Khi bạn tạo ra những liên tưởng ấn tượng, rồi viết ra giấy thì khả năng ghi nhớ đã tăng lên ít nhất gấp 3 – 5 lần rồi. Song sự thật là mái nhà Trí QUÊN rất nghiêm ngặt, thứ gì mà bạn thực sự không yêu thích, không cảm thấy có ích, thì vẫn có thể bị bốc hơi. Do vậy, cách duy nhất để giữ chúng lại là… bạn phải ôn lại theo các mốc: 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng. Việc này giúp bộ não hiểu rằng thông tin đó là siêu quan trọng và cất vào két sắt trong căn phòng trí QUEN. Thành thật với bạn, tôi không có trí nhớ siêu đẳng bẩm sinh nên mỗi lần biểu diễn nhớ 512 số Pi là phải dành ít phút ôn lại (song nhiều độc giả Numagician tài lắm, ôn một lần nhớ dai dẳng luôn). Lần ôn gần nhất của tôi là đầu tháng 12 năm 2016 trong một sự kiện tại Đà Nẵng. Tới thời điểm viết bài này, tức là sau gần 2 tháng không ôn, tôi thử thì vẫn có thể viết ra nhanh chóng và chính xác 100% tới 100 số đầu tiên, 400 số còn lại mất chút thời gian và độ chính xác 90%. Song sau vài phút ôn lại, tôi có thể đọc chính xác 100% bảng bên dưới tới từng hàng. Bạn đưa ra một con số từ 1 – 16, tôi sẽ đọc chính xác hàng tương ứng. Nhiều người có thể nhớ tới 2000 số Pi, nhưng chưa chắc đã nhớ được từng hàng theo thứ tự như vậy nếu không biết cách. Để biết thử thách Pi này khó tới mức nào, bạn hãy dùng App Numagicians nhé. Có thể nói 100 số đầu tiên đã chui vào căn phòng trí QUEN của tôi. Và nếu tiếp tục thi thoảng ôn lại, các con số chui vào đó sẽ ngày càng nhiều. Song thật ra, tôi chưa có ý định thi kỷ lục gia trí nhớ nên sẽ không cày lên tới mấy chục ngàn số, nhớ 512 số là một trải nghiệm giúp tôi gia tăng niềm tin vào trí nhớ còn mình, thế là đủ. Tôi muốn tập trung những thứ hữu ích hơn như nhớ từ vựng tiếng Anh, mật khẩu… và tiền trong ví. Như vậy ôn 3 lần 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng… là có đủ nhớ tới già? Điều này phụ thuộc vào bước Make Fun của bạn. Nếu ấn tượng đủ mạnh thì đôi khi MP1 là đủ, còn chưa đủ mạnh thì có thể sẽ cần MP4, MP5… MP69. Song điều thú vị là vào mỗi lần ôn tiếp theo, thì thời gian ôn sẽ ngắn hơn và bạn sẽ nhớ được lâu hơn. Tôi tin rằng sau lần ôn số Pi hôm qua, khoảng 3 tháng nữa tôi mới cần phải ôn lại. Một công cụ tự động nhắc bạn ghi nhớ… Vậy là bạn đã nắm được bản chất của ghi nhớ, cũng như cách nhớ lâu Mp3. Vậy có công cụ nào để nhắc nhở chúng ta ôn tập lại đều đặn một thứ gì đó không, trong khi ngày càng có quá nhiều thứ để nhớ? Ngày càng nhiều bài phải thuộc? Ngày càng nhiều từ vựng tiếng Anh cần học? Câu trả lời là có. Đó là Google Calendar. Sau khi học thứ gì đó, nếu nó thực sự quan trọng. Bạn có thể lên Google Calendar, tạo một sự kiện và đặt lịch nhắc thông báo ôn lại qua mail sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng nữa. Bạn có thể làm theo các bước hướng dẫn trong blog Ôn nhàn nhớ lâu, hoặc xem Clip hướng dẫn chi tiết cách làm mới, đơn giản, nhanh gọn hơn trong hộp quà bên dưới. Còn đây là cuốn sách chứa đựng những bí quyết ghi nhớ, những cách nhớ lâu, nhớ nhanh, nhớ siêu tốc đắt giá và hiệu quả nhất mà tôi dày công cóp nhặt, ứng dụng và sáng tạo trong nhiều năm qua. Bản đọc thử 60 trang, ngắn thôi nhưng cũng đủ để bạn ngạc nhiên với trí nhớ của chính mình

  • Để học tập và ghi nhớ các thông tin một cách nhanh chóng, chúng ta đều cần những phương pháp thông minh để tiếp cận các vấn đề. Dưới đây là 7 cách đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp bạn có thể rèn luyện não bộ để tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu các thông tin quan trọng mỗi ngày

1. Nguyên tắc 50 phút tiếp nhận thông tin – nghỉ giải lao 10 phút

Theo các nhà nghiên cứu, não bộ có những giới hạn nhất định để tiếp nhận thông tin, xử lý và ghi nhớ những thông tin đó. Việc thúc ép não bộ phải ghi nhớ một lượng thông tin quá lớn trong thời gian ngắn sẽ không giúp bạn mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Đặc biệt, các nhà khoa học cho biết, việc não bộ phải tiếp nhận thông tin quá 50 phút sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và không tập trung để ghi nhớ những thông tin quan trọng sau đó. Vì vậy, một giải pháp lý tưởng cho bạn là hãy lập ra một kế hoạch cụ thể cho việc học tập và làm việc theo chiến lược flashcards, cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 10 phút. Trong khoảng 10 phút này, bạn có thể thư giãn và chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi nhớ và sẵn sàng tiếp nhận lượng thông tin kế tiếp.

2. Quy tắc 80/20

Nguyên tắc Pareto 80/20 đã được phát triển bởi nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn dễ dàng ghi nhớ được nhiều thông tin trong cùng một lúc.

Ngày nay, chuyên gia về năng suất Tim Ferriss đã phổ biến cách tiếp cận hiện đại đối với quy tắc này để giúp mọi người ghi nhớ nhanh hơn. Ông cho biết, trước tiên, bạn nên tập trung vào 20% quan trọng nhất của những gì bạn đang cố gắng tìm hiểu, mà thực chất lượng thông tin đó sẽ bao gồm 80% những gì còn lại bạn cần biết.

Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh, bạn chỉ cần tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: Các yếu tố quan trọng để mang lại lợi tức đầu tư lớn nhất là gì (20% của vấn đề)? Từ đó, bạn sẽ bắt đầu khai thác những thông tin sâu hơn (80% thông tin còn lại) để tránh lãng phí thời gian vào những yếu tố không cần thiết.

3. Tránh não bộ phải suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc

Não bộ của con người cũng giống như một chiếc máy tính. Khi bạn mở quá nhiều tab trong trình duyệt, chúng sẽ làm chậm tốc độ xử lý của máy tính. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc.

Bên cạnh đó, việc đa nhiệm trong quá trình học tập và làm việc sẽ làm ức chế các hoạt động của não bộ và gây ra sự căng thẳng cho con người. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình não bộ tiếp nhận thông tin.

4. Thay đổi phương pháp và tư duy tiếp cận vấn đề

Một trong những kĩ năng quan trọng để tăng cường năng suất học tập chính là việc làm mới cách tiếp cận và củng cố liên tục các kiến thức cần ghi nhớ. Nếu bạn thường xuyên đưa ra những sự thay đổi và các cách tóm gọn thông tin khác nhau sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ về việc thay đổi phương pháp học tập và tư duy tiếp cận vấn đề chẳng hạn như viết ra giấy, nhắc nhở trên điện thoại hoặc chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của mỗi vấn đề.

5. Học hỏi kinh nghiệm từ những bậc thầy và người thành công

Mỗi người sẽ có những phương pháp học tập, cách làm việc và kĩ năng ghi nhớ vấn đề khác nhau. Việc được lắng nghe và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của những người thành công chính là một bài học vô giá.

Bạn có thể tìm hiểu và hỏi những người xung quanh bạn về cách mà họ áp dụng để ghi nhớ các vấn đề trong cuộc sống. Sau đó, bạn có thể áp dụng những phương pháp này và tìm kiếm ra một cách hiệu quả nhất giúp bạn dễ dàng ghi nhớ.

6. Ghi chép lại những thông tin quan trọng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và UCLA chỉ ra rằng phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường việc lắng nghe và khả năng xác định các khái niệm quan trọng hơn.

Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.

7. Luôn sẵn sàng tâm lý: Học là một quá trình dài

Để tìm kiếm một sự thành công bền vững, bạn hãy luôn xác định tư tưởng rằng, học là cả một quá trình dài lao động của trí não. Sự cố gắng kiên trì và chắt lọc thông tin hàng ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ được một lượng kiến thức sâu rộng hơn.

Như Steve Jobs từng nói: “Điểm khác biệt lớn nhất của người thành công và kẻ thất bại chính là sự kiên trì thuần túy. Hãy nhớ rằng, học không phải là một quá trình nước rút mà đó là cả một cuộc hành trình marathon đường dài. Vì vậy, những người kiên trì và vượt qua được trong khoảng thời gian này sẽ là những người thành công cuối cùng”.

594 views