Lưu ý quan trọng khi dọn bàn thờ cuối năm kẻo thần Tài bỏ đi, tổ tiên trách phạt

Theo phong tục của người Việt, bàn thờ gia tiên là nơi trang trọng và tôn nghiêm, là nơi để con cháu tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng thành kính đối với cội nguồn và những người thân quá cố. Cứ đến dịp Tết đến xuân về, bất cứ gia đình Việt nào cũng tất bật việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa; và một phần vô cùng quan trọng là phải dọn ban thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thực hiện sao cho đúng cách. Dưới đây là những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ mà chúng ta nên lưu ý:

1. Thắp hương trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ

Nên thắp hương thông báo về việc sẽ dọn dẹp ban thờ gia tiên.
Nên thắp hương thông báo về việc sẽ dọn dẹp ban thờ gia tiên.
Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ, người trực tiếp lau dọn phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị sẵn bánh kẹo hoặc hoa quả để đặt lên bàn thờ. Sau đó phải thắp một nén hương nhằm thông báo cho tổ tiên, thần linh biết trong ngày hôm đó gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, lau chùi bàn thờ. Đồng nghĩa với đó là mời ông bà, tổ tiên cùng các vị thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu dọn dẹp, tránh việc mạo phạm.
Đối với việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên, có nhiều vùng địa phương kiêng phụ nữ dọn dẹp ban thờ và thắp hương. Tuy nhiên, không phân biệt người dọn dẹp là ai trong nhà, chỉ cần có lòng thành kính và cẩn thận, tỉ mỉ với từng món đồ trên bàn thờ là được.

2. Tuyệt đối không ăn mặc xuề xòa khi lau dọn bàn thờ

Điều cuối cùng cần nhắc nhở, chúng ta tuyệt đối không mặc quần áo mặc ở nhà hoặc đồ ngủ trong khi tiến hành lau dọn ban thờ.

Xưa kia, khi dọn bàn thờ nhiều gia đình cần có quần áo riêng biệt để tỏ sự kính trọng đến thần linh, ông bà tổ tiên. Bây giờ, chúng ta chỉ cần mặc quần áo nghiêm chỉnh, tuyệt đối không mặc quần đùi, áo ba lỗ hay đồ ngủ để lau dọn bàn thờ ngày Tết.

Không được tùy tiện xê dịch vị trí bát hương  

Bát hương là nơi kết nối tổ tiên với gia chủ. Tuyệt đối không tùy tiện di chuyển vị trí bát hương bạn sẽ vô tình cắt đứt sợi dây liên kết vô hình kia, khiến người quá cố không thể biết những gì bạn đang mong mỏi, cầu xin để phù trợ. Sau khi bao sái bàn thờ xong, cần sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu. Khi tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ xong cần thắp hương, cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.

Nếu cẩn thận hơn, gia chủ nên nhờ thầy phong thủy hoặc người có căn số chỉ dẫn cách và hướng đặt bàn hương, tránh việc xê dịch làm ảnh hưởng đến tài lộc, phú quý của gia đình.

Nên dùng dụng cụ sạch sẽ để lau dọn bàn thờ  

Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm, gia chủ nên dùng chổi quét, khăn lau, khăn khô đều phải là đồ sạch, được mua về để dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ tổ tiên để đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng. Chổi quét hoặc khăn lau ban thờ thường được dùng riêng. 

Gia chủ chỉ cần dùng chổi quét, khăn lau, khăn khô đều phải là đồ sạch.
Gia chủ chỉ cần dùng chổi quét, khăn lau, khăn khô đều phải là đồ sạch.

Khi lau bát hương, người trực tiếp lau dọn phải đảm bảo giữ đúng vị trí bát hương, rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương… lau cho sạch.

Điều quan trọng cuối cùng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

Tránh làm đổ vỡ đồ thờ cúng 

Không riêng việc tâm linh, kể cả việc thường ngày nếu vô tình chúng ta làm đổ vỡ các vật dụng đều có ảnh hưởng vô cùng xấu đến vận may của bản thân và gia đình. Trong quá trình dọn dẹp, người thực hiện phải cẩn thận để tránh làm rơi đổ, gẫy hỏng các đồ trên ban thờ. 

Lưu ý thêm: Vật phẩm dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, thần Phật ngày cuối năm là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính của mình với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Nếu không may làm đổ vỡ đồ thờ cúng thì đấy chính là báo hiệu điềm xấu sắp ghé thăm. Thế nên, khi lau dọn bàn thờ, bạn hãy cẩn trọng, đừng để bất cứ đồ đạc nào trên bàn thờ bị đổ vỡ kẻo rước họa vào thân.    

Sử dụng tro sạch cho vào lòng bát hương  

Tuyệt đối gia chủ không được dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc làm này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn trong năm đó.  

Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.  

Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, đốt từ rơm nếp.
Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, đốt từ rơm nếp.

Ngoài ra, một số gia đình sợ bỏ chân hương là mất lộc, nên họ cứ để chân hương tầng tầng lớp lớp, năm này qua năm khác với quan niệm càng đầy thì càng linh và “có lộc”. Nhưng đó là sự mê tín và có ý khoe công chăm thắp hương thờ cúng. Bát hương quá đầy, chân hương cao sẽ “che mắt” thần linh, gia tiên khiến suy giảm lộc, còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn, hoặc vô tình làm đổ bát hương sẽ tai hại cho gia chủ.

Nên dùng nước ấm để lau ban thờ

Ngày Tết, ngoài việc làm cơm thắp hương, các gia đình còn cần chú ý thay nước trên ban thờ hằng ngày. Theo kinh nghiệm truyền dạy từ các cụ, chúng ta nên sử dụng nước ấm đun sôi từ nước giếng để lau dọn là phù hợp nhất. Bởi các loại nước lạnh theo tâm linh là không sạch sẽ, nhiễm xú uế gây không tốt đến vận khí của gia chủ.

Nhiều gia đình khu vực Bắc Bộ vẫn còn giữ nếp xưa, dùng nước hứng từ nước mưa để lau dọn bàn thờ ngày Tết. Hoặc để kĩ càng hơn, có nơi còn hái lá trầu, lá bồ đề để nấu nước lau dọn bàn thờ trong các ngày đầu năm khi ông bà về với con cháu. Đây được xem là để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn đến ông bà tổ tiên luôn phù hộ để trong ngày quây quần, đoàn tụ khi về chứng kiến con cháu vẫn mạnh khỏe, quây quần trong ngày đoàn viên.

Trên đây là những chỉ dẫn quan trọng trong việc dọn dẹp ban thờ ngày Tết để tránh phạm phải các điều tối kỵ gây ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ mà bất cứ ai cũng nên biết để đón chào một năm mới suôn sẻ, khỏe mạnh và thịnh vượng.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo) 

39 views