Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính kết nối wifi…đã làm suy giảm trí nhớ, giảm hoạt động não bộ và giảm sự chú ý tập trung ở trẻ… Các chuyên gia đã có những bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng thường xuyên điện thoại di động ở trẻ với sức khỏe tâm thần, xu hướng trầm cảm, tuy nhiên cũng chưa đưa ra mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố.
Các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến sự tiếp xúc ngày càng sớm của trẻ với công nghệ “không dây”. Theo các chuyên gia thì “ngày nay trẻ tiếp xúc với nhiều nguồn tần số vô tuyến ngay từ khi trẻ đang còn nhỏ và có thể tiềm tàng từ giai đoạn phát triển trong bào thai”. Mặc khác cùng một lượng sóng nhưng trẻ em tiếp xúc nhiều hơn ở người lớn.
Để hạn chế tối đa những rủi ro, các nhà khoa học khuyến cáo hạn chế tối đa trẻ nhỏ tiếp xúc với các sóng điện từ bằng cách nên hạn chế sử dụng điện thoại di động, nên tránh vào ban đêm vì làm rối loạn giấc ngủ và cần hạn chế thời gian cũng như số lần gọi.
Năm 2014 nghiên cứu của Đại học Berkeley-Mỹ đã cảnh báo những tác hại của sóng đến sức khỏe trẻ em và cho thấy rằng mô não ở trẻ em hấp thu sóng nhiều hơn 2 lần so với người lớn và tủy xương của trẻ phơi nhiễm gấp 10 lần so với người lớn. Trung tâm nghiên cứu và thông tin về những sóng điện từ không ion hóa khuyến cáo nên cấm sử dụng điện thoại di động ở trẻ em dưới 15 tuổi nhằm hạn chế ảnh hưởng của sóng lên sự phát triển não bộ của trẻ.
Đây là lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ, đừng quá lạm dụng cho con trẻ sử dụng điện thoại di động thiết bị không dây. Không nên dùng điện thoại ở vùng sóng yếu, bởi sóng càng yếu thì điện thoại càng phải sử dụng nhiều năng lượng để truyền dẫn, sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.
1. Gây mất ngủ:
Những người tiếp xúc nhiều với bức xạ điện từ trong thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mô hình sóng ở não. Cụ thể nếu bạn ngủ gần chiếc điện thoại có kết nối song Wifi hoặc 3G, về dài bạn sẽ bị mất ngủ mãn tính. Dù tần số ảnh hưởng là chưa cao nhưng việc chúng ta mất ngủ là khởi đầu cho những vấn đề nghiêm trọng hơn cho sức khỏe như chứng trầm cảm và cao huyết áp.
Cản trở sự tăng trưởng và giảm hoạt động của não bộ: Để kiểm tra sự tác động này, một nhóm nghiên cứu sinh Đan Mạch thử nghiệm sự tác động của bộ định tuyến wifi không dây lên sự phát triển của cây cải. Một luống cây cải được trồng trong một phòng không có sóng bức xạ wifi và một luống khác được trồng cạnh hai thiết bị định tuyến có phát hành một lượng bức xạ tương đương với một điện thoại di động. Kết quả, luống cải trồng gần bức xạ điện từ nhất không sinh trưởng.
Cũng tương tự với thí nghiệm của các nghiên cứu sinh Đan Mạch, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của sóng wifi và mạng di động 3G lên bộ não con người. Nghiên cứu sử dụng công nghệ MRI trong năm 2013 đã cho thấy những người tiếp xúc với bức xạ 4G bị suy giảm hoạt động của não bộ.
2. Suy giảm trí nhớ:
Một nhóm 30 tình nguyện viên khỏe mạnh gồm 15 nam và 15 nữ đã tham gia một bài kiểm tra về bộ nhớ. Đầu tiên, nhóm được tiến hành thử nghiệm mà không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với bức xạ wifi. Sau đó họ được tiếp xúc với sóng wifi có tần số 2.4 GHz trong khoảng 45 phút. Các chuyên gia đã đo tình trạng hoạt động của não bộ và kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể trong hoạt động và mức năng lượng của bộ não nhất là với nữ giới.
3. Tác động đến chất lượng tinh trùng, gây vô sinh:
Chúng ta thường nhắc nhau rằng nhiệt phát ra từ máy tính xách tay có tác hại đến tinh trùng nhưng thật sự nhiệt không phải là mối đe dọa duy nhất và lớn nhất. Nghiên cứu cho thấy, sóng wifi đã làm cho khả năng chuyển động của tinh trùng bị giảm lại và gây phân mảnh DNA. Thí nghiệm tương tự với người trên động vật cũng cho ra cùng kết quả.
4. Khó thụ thai:
Theo kết quả của nghiên cứu trên động vật cho rằng tiếp xúc với sóng điện từ của một thiết bị không dây ở một tần suất nhất định làm cản trở trứng thụ tinh với tinh trùng để hình thành phôi thai.
5. Tăng nhịp tim:
Tất cả những người sống trong môi trường có nhiều sóng wifi hay 3G đều sẽ trải qua các phản ứng vật lý cho các tần số điện từ. Các phản ứng tương đương với nhịp tim của con người lúc gặp căng thẳng mạnh.
6. Ung thư:
Việc tiếp xúc với bức xạ điện từ làm tăng nguy cơ phát triển khối u. Một ví dụ điển hình cho thấy sự phát triển nhanh khối u trong chứng ung thư vú của một người phụ nữ tại chính vùng ngực của mình, nơi mà cô thường xuyên để điện thoại trong túi áo.
7. Nguy hại đến trẻ em đang phát triển:
Tiếp xúc với tần số vô tuyến bức xạ phi nhiệt từ wifi và điện thoại di động có thể làm gián đoạn sự phát triển của tế bào, đặc biệt là với thai nhi.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2009 của các chuyên gia người Áo sóng wifi có thể làm gián đoạn sự tổng hợp protein rõ rệt nhất ở các mô sinh trưởng của trẻ em và thanh thiếu nhi.
Vì vậy, cách duy nhất để giảm thiểu sự tác động này đó là khi đi ngủ thì hãy nên tắt toàn bộ thiết bị phát Wi-Fi trong nhà, đồng thời ngắt cả kết nối 3G trên smartphone. Bên cạnh đó, nếu có thể hãy đặt xa smartphone với giường ngủ nhất có thể để sóng điện thoại không làm cơ thể bị tổn thương. Cũng đừng lo lắng bạn sẽ bỏ lỡ những cuộc gọi và tin nhắn khẩn cấp, bởi lẽ ban đêm thường yên tĩnh mà.
Làm gì để giúp con tránh khỏi tác động xấu từ điện thoại?
Mặc dù không ai có thể biết chính xác sự ảnh hưởng của sóng điện thoại đến cơ thể nhưng chắc chắn không ai khẳng định chúng an toàn. Các bạn có thể giữ cho con mình an toàn bằng cách làm theo những hướng dẫn sau.
Những mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần tránh xa khỏi điện thoại di động để không gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Đặc biệt, điện thoại di động hay các thiết bị điện tử tương tự không được để trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh vào ban đêm.
Với các bé trai, có một nguy cơ tiềm ẩn của sóng điện thoại đối với tinh trùng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào xác định liệu việc tiếp xúc sớm với sóng có ảnh hưởng gì tới tinh trùng sau tuổi dậy thì. Ngoài ra đối với bé gái, việc tiếp xúc với sóng điện thoại quá sớm, đặc biệt ở gần ngực có thể liên quan đến ung thư vú.
Bởi vì sự nguy hiểm tiềm ẩn sóng điện thoại có thể gây ra với trẻ sơ sinh, các bé nên được tránh xa điện thoại di động và khuyến khích các bậc cha mẹ nên sử dụng các loại thiết bị điện tử không phát ra phóng xạ như điện thoại cố định, mạng có dây… Vào ban đêm, nên tắt wifi hoặc để điện thoại ở chế độ máy bay là tốt nhất.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn.
Cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ. Chỉ riêng việc người mẹ nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng đã làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. Việc người mẹ sử dụng điện thoại gần trẻ sơ sinh là phải hạn chế. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn. Việc đưa cho con cầm smartphone để say sưa chơi tới hàng giờ liền càng nguy hiểm bội phần.
Bạn có biết rằng não bộ của trẻ hấp thu bức xạ nhiều hơn so với người lớn?
Hiện đang có hơn 100 nhà khoa học trên khắp thế giới cùng làm một khẩn cầu quốc tế gửi đến Liên Hiệp Quốc, nội dung xoay quanh việc cảnh báo những mối nguy hiểm của các thiết bị phát ra sóng điện từ (điện thoại di động và WiFi) đối với trẻ em.
Tiến sĩ Martin Blank hiện đang nghiên cứu tại Khoa sinh lý và sóng di động lý sinh học của trường đại học Colombia đã phác thảo những tác hại của thiết bị điện tử trong đoạn video dưới đây.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bức xạ của điện thoại di động (ĐTDĐ) có thể gây ra ung thư. Trong số đó, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) từng xếp tần số vô tuyến là tác nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xác nhận bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ra ung thư vào năm 2011. Tuyên bố này dựa trên những nghiên cứu tích luỹ bởi một đội ngũ 31 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia. Đây thực sự là một điều khiến chúng ta phải giật mình, đặc biệt là não bộ của trẻ em hấp thụ bức xạ mạnh hơn gấp nhiều lần so với người lớn.
Tiến sĩ Davis khẳng định: “ĐTDĐ chính là một máy phát vi sóng hai chiều. Nền công nghiệp đã thành công khi đấu tranh để được sử dụng cụm từ ‘năng lượng tần số vô tuyến’ thay vì bức xạ vi sóng. Bởi vì năng lượng tần số vô tuyến nghe có vẻ vô hại hơn.
Chúng ta nghe nhạc trên radio. Ai cũng cần thêm năng lượng. Còn điều gì tuyệt hơn?
Nhưng năng lượng tần số vô tuyến chính là cách gọi khác của bức xạ vi sóng. Nếu mọi người hiểu được họ đang để một thiết bị bức xạ vi sóng hai chiều ngay cạnh não hoặc cơ quan sinh sản của mình, có thể họ sẽ nghĩ khác về nó”.
Những điều cần làm để hạn chế sự tiếp xúc và lý do bạn không nên quá lo lắng về nó.
Lo lắng mà không đi kèm hành động thì nó sẽ trở nên vô nghĩa và không giải quyết được vấn đề gì. Chúng ta cần rũ bỏ sợ hãi và bắt đầu hành động để hạn chế hiệu ứng của trường điện từ lên cơ thể mình. Khi vấn đề này được đặt ra một cách nghiêm túc, trách nhiệm bảo vệ trẻ em hoàn toàn phụ thuộc vào các bậc phụ huynh.
Để giảm thiểu rủi ro cho não bộ của các thành viên trong gia đình, bạn nên chú ý những lời khuyên sau:
Đừng để trẻ em sử dụng ĐTDĐ hay bất cứ thiết bị không dây nào. Xương sọ của trẻ em rất mỏng, nên chúng dễ bị nhiễm bức xạ hơn người lớn. Với thiếu niên sử dụng ĐTDĐ từ khi còn nhỏ, nguy cơ ung thư não sẽ cao hơn từ bốn đến năm lần so với những người không sử dụng.
Hãy tắt điện thoại nếu có thể và hạn chế tối đa việc sử dụng ĐTDĐ, trừ khi có việc khẩn và thực sự quan trọng. Chỉ cần ĐTDĐ của bạn đang hoạt động, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ, ngay cả khi bạn không thực hiện cuộc gọi.
Hạn chế sử dụng tất cả các thiết bị không dây. Ngay cả điện thoại không dây tại nhà cũng có những nguy cơ về bức xạ, tuy nhiên nó không phát sóng liên tục như ĐTDĐ.
Hạn chế sử dụng ĐTDĐ ở vùng sóng yếu . Khi điện thoại tiếp nhận sóng càng yếu thì chúng sẽ cần dùng nhiều năng lượng hơn để truyền dẫn, sóng bức xạ từ đó phát ra mạnh hơn và xâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Điều đó có nghĩa, bạn chỉ nên sử dụng điện thoại khi các cột sóng hiển thị đầy đủ.
Nên để điện thoại trong túi xách và tránh để gần mình khi đi ngủ . Tuyệt đối không đặt điện thoại dưới gối ngủ và để gần đầu. Để điện thoại trên túi áo chính là tác nhân gây nên các căn bệnh tim mạch, cũng như nguy cơ vô sinh ở đàn ông sẽ tăng cao khi để điện thoại trong túi quần. Theo một phân tích tổng hợp đã cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ điện từ mức độ thấp (EMR) từ ĐTDĐ làm giảm tính linh hoạt của tinh trùng tới 8% và khả năng sống của tinh trùng tới 9%.
Khoảng cách tiếp xúc với bức xạ nguy hiểm nhất là trong vòng 15 cm. Bạn cũng đừng cho rằng loại ĐTDĐ này sẽ an toàn hơn loại ĐTDĐ khác. Thực tế thì không có loại điện thoại nào là an toàn cả.
Tôn trọng người khác bằng cách hạn chế sử dụng ĐTDĐ ở nơi công cộng. Có rất nhiều người nhạy cảm với trường điện từ, đặc biệt là trẻ em.
Sử dụng tai nghe có dây được che chắn: tai nghe cho phép bạn giữ xa khoảng cách với điện thoại, nhưng dây tai nghe lại được xem là ăng-ten thu hút và truyền bức xạ trực tiếp vào não. Vì vậy, hãy lựa chọn loại tai nghe có một lớp trung gian chặn bức xạ.
Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh?
Theo các chuyên gia y học thì dù là người lớn hay trẻ em đều bị ảnh hưởng tới sóng điện tử. Đặc biệt thì trẻ sơ sinh còn bị ảnh hưởng nhiều hơn khi tiếp xúc với sóng dù là ít hay nhiều. Tổn thương mà trẻ nhận được khi bị bức xạ điện từ rất cao, các mẹ không thể lường hết được.
Mô não của trẻ con hình thành đang còn non yếu, hệ thần kinh chưa hoàn thiện được như người lớn, hộp sọ mỏng. Những tác động bên ngoài có thể làm não trẻ lệch lạc đi nhiều, việc hấp thu sóng điện thoại nhanh chóng và giữ lại lâu. Bản thân sóng đó sẽ làm phá bỏ lớp vỏ màng bảo vệ cấu trúc não bên trong.
Đối với các loại máy móc càng hiện đại thì lượng bức xạ càng nhiều, mức độ nguy hiểm cao hơn. Dù mẹ sử dụng điện thoại nghe gọi thông thường, chơi game hay xem tin tức cũng làm ảnh hưởng tới con bên cạnh. Sóng điện thoại phủ sóng rộng và mạnh khắp nhà.
Nếu mẹ trẻ không cẩn thận có thể khiến con suy yếu các bộ phận, chức năng trong cơ thể. Dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng từ sâu bên trong, sau đó bộc phát mạnh ra bên ngoài. Một trong số đó là bệnh u thần kinh, rối loạn trí nhớ, u não, trẻ chậm phát triển,…
Theo nghiên cứu của các bác sĩ sóng điện thoại càng gần càng mạnh. Nếu vào ban đêm thì nên tắt máy, để chế độ máy bay, tắt wifi để điện thoại không còn hoạt động gây ảnh hưởng tới con người. Lúc đó cơ thể người cần nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe và thể lực nếu còn bị ảnh hưởng thì sẽ rất nghiêm trọng.
Không giống như các chất độc hại hữu hình có thể nhìn thấy từ chất thải, rác, khói thuốc mà sóng lại vô hình không mùi. Chúng âm thầm xâm nhập vào cơ thể, bộ phận não bộ khiến trẻ nhỏ bị suy nhược nhanh chóng mà mẹ không hay biết. Các cơ quan bé đang phát triển nên bị tác động thì sẽ theo chiều hướng xấu.
Theo L. Dade Lunsford, Giáo sư Phẫu thuật thần kinh, Đại học Pittsburgh, cho biết: “Công nghệ càng tăng lên thì càng tăng bức xạ, đặc biệt ở điện thoại di động và một số đồ chơi”.
Ông nói với báo Medscape Medical: “Nghiên cứu chỉ ra một số loại u, ít nhất là những loại có trong báo cáo như u ác tính, u thần kinh có thể tăng lên khi tiếp xúc với sóng điện từ phát ra từ điện thoại”.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề với nghiên cứu và có thể sự gia tăng u là do bệnh vẫn trong giai đoạn đầu. Cho đến nay, nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là u não vẫn là một chủ đề đang được quan tâm.
Vì vậy không có cách gì làm giảm ngoài ý thức tránh xa nó hoặc sử dụng càng ít càng tốt. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên để điện thoại xa bé ít nhất trên 20cm nhé.
Bạn đã biết sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, vậy nhìn màn hình có được không?
Cuộc sống càng hiện đại người lớn đôi khi không để ý mà dùng điện thoại gần hoặc để bé thử nhìn màn hình điện thoại. Vô hình hành động vô thức này làm ảnh hưởng xấu tới trẻ sơ sinh, vì bé còn quá nhỏ. Bạn biết đấy, mọi cơ quan của em bé mới hình thành, đang trên đà phát triển.
Nếu để bé tiếp xúc với sóng điện tử mạnh, ánh sáng có hại thì trước hết sẽ làm yếu dẫn tới hỏng thị lực của bé. Nhiều mẹ muốn dỗ con ăn, khi bé khóc thì cho con nhìn các hình ảnh, video trên màn hình. Điều này cực kỳ độc hại, không chỉ sóng điện thoại tác động xấu tới não bộ và ánh sáng xanh điện tử vốn hại.
Nhiều phụ huynh chia sẻ, để ý nếu cho con nhìn điện thoại nhiều thì nó có thể bị giật cơ mặt, nhíu mắt, nhíu mũi, đau mắt và nhức mỏi cơ thể, chán ăn. Đến người lớn khi tiếp xúc lâu với màn hình điện thoại còn thấy nhức đầu, mỏi mắt, khó chịu. Trẻ sơ sinh cơ thể còn non yếu, chắc chắn tác hại còn kinh khủng hơn.
Ánh sáng xanh từ điện thoại có thể nó ức chế việc sản sinh melatonin nội tiết trong cơ thể khiến bé mất ngủ hay quấy khóc. Thậm chí nó còn khiến nhịp sinh học rối loạn, đặc biệt bé xem trong bóng tối cực kỳ hại mắt. Xem liên tục còn khiến thị giác gặp vấn đề nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyên rằng trẻ dưới 10 tuổi thì tuyệt đối không để con tiếp xúc với màn hình điện thoại. Nếu nặng bé có thể bị giảm thị lực, thoái hóa các điểm vàng, mắc bệnh đục thủy tinh thể. Mẹ cũng tránh việc chụp ảnh trực diện con quá nhiều đăng ảnh lên mạng xã hội, mắt con yếu không chịu được ánh sáng quá hại.
Phụ nữ sau sinh có nên dùng điện thoại?
Bên cạnh câu hỏi sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh là phụ nữ sau sinh có dùng được điện thoại không? Câu trả lời luôn là không. Vẫn biết rằng cuộc sống hiện đại, ai cũng cần phải liên lạc với nhau vì điện thoại là phương tiện kết nối tiện lợi. Đặc biệt khi thời gian ở cữ, mẹ ở nhà chăm bé không đi đâu nên buồn chán cần dùng điện thoại giải sầu.
Mẹ không chỉ dùng điện thoại có hại cho chính mình mà còn hại cho em bé sơ sinh. Các mẹ sau khi sinh cơ thể con yếu, thay máu, mẹ cần kiêng kị nhiều thứ. Thời gian này mẹ không nên tiếp xúc với điện thoại sớm khiến mắt kém, suy giảm thị lực.
Nếu nhìn màn hình và để sóng cả ngày lẫn đêm gần mình thì dễ bị nhức mỏi mắt, mệt, nhức đầu. Khiến tinh thần bị u mê và dẫn tới nhiều trạng thái u uất, không tốt cho sức khỏe. Nhiều trường hợp mẹ sau sinh phải nhập viện tâm thần vì dùng máy quá nhiều.
Hơn nữa lúc chăm sóc, cho con bú, mẹ dùng điện thoại cũng gián tiếp ảnh hưởng tới em bé bên cạnh. Bé còn nhỏ dễ bị tổn thương nặng nề về nhiều bộ phận cơ thể. Mẹ chăm chú điện thoại quá mà quên mất chăm con cẩn thận, bỏ bê và đôi lúc để bé chơi một mình tội con.
Như vậy, bạn đã biết đủ thông tin để trả lời cho câu hỏi sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh rồi phải không. Hy vọng bạn hiểu và từ sau áp dụng điều này vào cuộc sống để tránh làm hại bé nhé.
Bài viết liên quan