Lưu ý quan trọng bạn đừng bỏ qua để tránh say xe

Những ai bị say xe luôn mang trong mình nỗi sợ mỗi khi phải đi xa. Đây không phải là bệnh gì ghê gớm nhưng nó vô cùng bất tiện. Giải quyết được chứng say xe sẽ khiến cuộc sống của mình dễ chịu, thuận lợi hơn rất nhiều. Chỉ cần làm theo những chỉ dẫn đơn giản dưới đây, say xe sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa. Nguyên liệu để giúp  khỏi say xe vô cùng dễ kiếm và rẻ. Hãy thử ngay để biết hiệu quả nhé. 

chong say xe hieu qua an khoai lang (1)
chong say xe hieu qua an khoai lang (1)

Nỗi khổ say xe

Say tàu xe dù không phải là “bệnh” gì ghê gớm, nhưng nếu một khi bị mắc chứng này thì bạn sẽ vô cùng khổ sở. Bị say tàu xe khiến bạn hạn chế đi lại, không thoải mái khi đi xa, thậm chí khiến bạn không dám đến gần nơi có ống khói xe.

Nhiều người sẽ bị cảm giác buồn nôn, rồi “nôn thốc nôn tháo’’ như cào gan ruột, thậm chí nôn ra dịch xanh dịch vàng, xỉu thiếp đi không kiểm soát được bản thân. Từ đó có cảm giác sợ không dám đi xe nữa.

Bị say tàu xe khiến bạn rất mệt mỏi, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Nếu bạn có tiền đình yếu hoặc quá nhạy cảm, bạn sẽ bị say xe, với cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nôn… Đặc biệt nỗi say xe sẽ trở thành nỗi ác cảm mỗi khi bạn về quê hay đi công tác mà di chuyển bằng tàu xe.

Nguyên nhân hiện tượng say tàu xe

Tất cả các kiểu say khi di chuyển trên các phương tiện giao thông đều có nguyên nhân giống nhau. Đó là khi đôi mắt và các cơ quan khác trên cơ thể chuyển đến cho não một tín hiệu bị mâu thuẫn. Khi bạn ngồi trên xe, mắt sẽ chuyển về não nói rằng cơ thể đang ngồi yên, không di chuyển. Nhưng hệ thống tiền đình ở trong tai, nơi phụ trách cảm giác cân bằng của cơ thể lại báo về não rằng cơ thể đang di chuyển.

Khi những thứ bạn nhìn thấy và bạn cảm thấy bị mâu thuẫn nhau, não sẽ xuất hiện hiện tượng bị nhầm lẫn, một dấu hiểu gửi đến não giống như cơ thể có cảm giác bị trúng độc, từ đó não sản xuất ra một phản ứng chống lại trạng thái ngộ độc, gây ra hiện tượng nôn ói.

Mẹo tránh say xe

  • Nếu say xe, hãy lưu ý với tài xế ngồi những băng ghế đầu, việc rung lắc của xe cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có bị say xe hay không.
  • Trước khi lên xe hãy ăn nhẹ, đừng để bụng đói khi đi xe. Nếu thời gian cho bạn di chuyển là quá gấp, hãy mang theo một số loại thức ăn nhẹ như: Bánh mì, sữa, khoai lang,…Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm chai nước lọc để giúp cơ thể và tinh thần tỉnh táo hơn khi đi xe.
  • Nên chủ động chuẩn bị khẩu trang để hạn chế ngửi thấy mùi xăng, dầu khi đi xe vì đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạn dễ bị say xe trong mỗi chuyến đi.
  • Khi di chuyển, hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại và sách báo. Vì khi xe di chuyển, cơ thể đang cảm thấy mất cân bằng vì lắc lư, trong khi đó mắt và não bộ vẫn phải tập trung để tiếp nhận thông tin từ điện thoại/sách báo nên sẽ càng dễ xảy ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn hơn.
  • Hít thở sâu, giữ vững tâm lý khi xe chạy, đặc biệt khi xe phanh gấp hoặc tăng ga đột ngột. Động tác này giúp cho huyết áp ổn định, tránh tình trạng bị chao đảo, chếnh choáng dẫn đến say xe.
  • Nếu được, hãy ngủ một giấc khi xe đang di chuyển.

Khoai lang chống say hiệu nghiệm

Ăn khoai lang sống là cách chống say xe rất hiệu quả. Mọi người rửa sạch, gọt vỏ khoai lang rồi cho vào miệng nhai, nuốt cả bã. Khoai lang sống có tác dụng chống co thắt, trung hòa axit trong dạ dày nên chống say xe, chống nôn rất hiệu quả.

chong say xe hieu qua an khoai lang (3)
chong say xe hieu qua an khoai lang (3)

Các nguyên liệu khác chống say xe

Dùng gừng tươi: Gừng sống có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói, say tàu xe. Trước khi lên xe 30 phút, bạn lấy mẩu gừng nhỏ bằng ngón cái để gọt vỏ, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, bạn cho gừng vào cốc nước ấm, khuấy đều lên rồi uống. Khi lên xe, bạn cầm theo vài lát gừng mỏng để đặt trước mũi hoặc ngậm trong miệng. Lưu ý: Nếu không uống được nước gừng sống thì bạn có thể ăn kẹo gừng.

Dùng vỏ cam quýt: Cam và quýt là những loại quả rất tốt cho sức khoẻ. Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh, chống co thắt dạ dày, ruột, nên bạn có thể ăn cam, quýt khi đi đường. Vỏ cam, vỏ quýt cũng có tác dụng chống say tàu xe. Khi có cảm giác say xe, bạn hãy dùng vỏ cam, quýt tươi hướng thẳng vào mũi rồi gập đôi vỏ về phía trong, để dầu vỏ cam, quýt bắn ra, rồi hít vào trong mũi. Cách này chống say xe rất tốt.

Dùng bánh mì: Hãy mang theo chiếc bánh mì nóng giòn khi bạn đi tàu xe. Nếu bạn thấy có triệu chứng bị say hãy ngửi mẩu bánh mì đó, chắc chắn sẽ có tác dụng. Bánh mì cũng giúp bạn chống say xe hiệu quả khi bạn ăn chúng để giảm cảm giác say xe vì khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.

Dùng lá trầu không: Trước khi lên xe khoảng 15 phút, bạn dùng 4 lá trầu không vò nát rồi đắp ở rốn, dùng miếng khăn nhỏ để lót rồi lấy băng dính dán cố định lại. Khi đã ngồi lên xe, thỉnh thoảng bạn lại cầm lá trầu không để trước mũi, mùi thơm của lá trầu sẽ lấn át mùi xăng xe, khói bụi.

Vài lưu ý khác

Chuyển hướng sự chú ý

Khi không tìm được ngay những nguyên liệu hoặc thuốc chống say, bạn có thể thắt lưng chặt hơn hoặc dùng vật gì chèn quấn quanh bụng với mục đích làm cho bụng được chặt lại, các cơ quan nội tạng không bị lỏng, di chuyển tự do trong khoang bụng. Điều này dễ khiến cho bạn bị nôn sau mỗi lần xe chạy gặp phải “ổ gà”.

Hãy chú ý đến việc gì đó khác thay vì suy nghĩ rằng bạn đang đi xe, bạn sợ say và bạn có cảm giác buồn nôn. Càng nghĩ nhiều, càng dễ bị say.

Chú ý thông gió

Những chiếc xe nhỏ kín mít hoặc những xe nặng mùi xăng dầu thì đều là nguyên nhân khiến việc say xe trở nên trầm trọng hơn. Nếu không mở được cửa kính xe, bạn nên ngồi ở nơi có nhiều gió nhất trên xe, ví dụ như phía trước xe, nơi có họng điều hòa.

Ngoài ra, nếu không có giải pháp tốt hơn, bạn nên cố gắng ngủ trong thời gian di chuyển. Ngủ là cách tốt nhất để dỗ dành cơ thể vượt qua được cảm giác say xe một cách nhẹ nhàng.

Không nên ăn ngay khi đã bị nôn

Sau khi lên xe, bạn đã không chịu nổi việc say xe nữa và bắt đầu bị nôn. Lúc này thì đành phải để nôn cho hết và không tiếp tục ăn uống trong giai đoạn này. Phản ứng nôn của cơ thể đang tồn tại thì sẽ điều khiển não chỉ huy việc nôn cho bằng sạch thức ăn có trong dạ dày.

Sau khi đỡ hơn, bạn mới có thể bắt đầu uống nước đường hoặc ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Phải chuẩn bị phương án dự phòng

Dù muốn hay không, nếu bạn là người dễ bị say xe thì nên chuẩn bị trước những chiếc túi nylon để có khi phải dùng đến. Lưu ý là trước khi lên xe không nên ăn uống quá nhiều, đặc biệt là các chế phẩm từ sữa.

Tập thể dục

Vận động, tập thể dục thể thao là cách tốt nhất và lâu dài nhất trong việc giảm nhẹ chứng say xe ở nhiều người. Thân thể khỏe mạnh thì mới vượt qua được cảm giác bị say xe tấn công. Bởi khi bạn đã quen với vận động, nhào lộn, cơ thể liên tục thay đổi trạng thái, thì khi ngồi trên xe với tốc độ nhanh hoặc gặp đường xấu “ổ gà” thì vẫn có thể kiểm soát được sự cân bằng.

chong say xe hieu qua an khoai lang (2)
chong say xe hieu qua an khoai lang (2)

Không nên ăn những thứ sau để tránh say xe

Cà chua

Thực phẩm có chứa cà chua có thể gây kích thích bàng quang do độ chua của chúng, dẫn đến việc đi vệ sinh nhiều hơn, đặc biệt là những người có bàng quang hoạt động quá mức. Vậy hãy tránh các thực phẩm như pizza, nước sốt mì ống, nước sốt cà chua…

Trà sữa

Những thứ như trà sữa có chứa sữa, kem và trà có thể dễ dàng gây ra đau bụng. Vì vậy, khi đi trên xe hành trình dài nên tránh dùng trà sữa.

Kẹo

Kẹo và bánh ngọt là các loại thực phẩm cung cấp năng lượng tạm thời cho cơ thể nhưng bạn có thể cảm thấy khó chịu sau khi dùng nó.

Thức uống có ga

Các loại đồ uống có ga như nước ngọt, nếu được dùng khi đang thực hiện chuyến đi dài có thể gây rắc rối cho bạn. Ga từ nước ngọt có thể gây đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và đau bụng.

Cà phê và trà

Cà phê và trà cũng có thể làm tăng hoạt động bàng quang, làm cho bạn thường xuyên đi tiểu vì chúng có chứa chất kích thích caffeine.

203 views