Chữa đau dạ dày bằng hạt cau vô cùng hiệu quả

Ngày nay, bệnh Đau dạ dày gần như đã trở thành 1 căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong khoảng từ 17 đến 40 tuổi. Bởi lẽ ở độ tuổi này chúng ta thường không chú trọng đến các bữa ăn, về chế độ dinh dưỡng, thời gian ăn hay độ đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sự căng thẳng, stress trong việc học tập và kiếm sống cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những cơn đau dạ dày. Rất nhiều người đã tìm đến các phương pháp dân gian như bột nghệ, chuối hột, gừng, mật ong,… khi mà đã cảm thấy chán nản với thuốc Tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt hiệu quả như mong muốn do cơ địa mỗi người khác nhau hoặc là do chưa làm đúng cách. Vì vậy mình muốn giới thiệu 1 phương pháp chữa Đau dạ dày bằng Hạt Cau khô được trải nghiệm từ chính gia đình mình, hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cho những ai đang cần!

Công dụng của hạt cau

Hạt cau là phần lõi mềm bên trong quả cau, được biết đến là 1 trong những nguyên liệu không thể thiếu khi ăn trầu. Không chỉ vậy, nó còn được biết đến như một loại thuốc hữu hiệu cho các căn bệnh về tiêu hóa, hệ bài tiết, thậm chí là răng miệng. Với tính ôn, đi vào kinh đại tràng, tỳ vị, hạt cau có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như trị giun sán, tiêu chảy, trướng bụng, đau dạ dày,… hay đau răng tùy vào cách chế biến. Hạt cau còn được sử dụng để điều trị các bệnh như: Chống đột quỵ, cải thiện chứng tâm thần phân liệt, trị chứng khô miệng, ngăn ngừa thiếu máu, kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn chặn buồn nôn, chống trầm cảm,…

Tùy vào mục đích sử dụng mà có những cách chế biến cho phù hợp, trong đó phổ biến nhất là hạt cau phơi khô và hạt cau ngâm rượu.

hạt cau khô thái mỏng
hạt cau khô thái mỏng
hạt cau ngâm rượu
hạt cau ngâm rượu

Cách thực hiện

Với cách làm dưới đây, bạn có thể chữa đau dạ dày bằng hạt cau mà không sợ vị đắng chát của hạt cau:

  • Bổ quả cau tươi tách lấy phần lõi mềm (hạt cau). 
  • Thái lát mỏng khoảng 1mm rồi thái tiếp thành những miếng nhỏ khoảng đầu đũa.
  • Đem phơi khô rồi bỏ vào lọ kín dùng dần.
  • Sau khi ăn (thường là bữa trưa và bữa tối) lấy 1 nhúm nhỏ khoảng gần 1/2 thìa cà phê đổ vào mồm, nuốt với nước lọc giống như uống thuốc bình thường. (Nếu miếng nào bị thái to quá thì có thể xé hoặc cắt nhỏ lại cho dễ nuốt)
  • Duy trì ít nhất 1 tháng để cảm nhận được hiệu quả

Nếu như không có thời gian hay điều kiện để tự làm hạt cau khô, bạn có thể tìm mua sẵn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán, giá trung bình từ 170.000 đến 200.000 VND cho 1kg hạt cau loại đã phơi khô. Nhưng cũng cần chú ý khi mua để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Các điều cần lưu ý khi chữa bệnh

Như đã nói ở trên, tùy vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người mà hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh có thể khác nhau. Người nào bệnh nhẹ, cơ địa tốt thì có thể mau khỏi. Nhưng phần lớn các loại thuốc đều cần được áp dụng theo các chế độ ăn kiêng, sinh hoạt thì mới có thể phát huy hết tác dụng. Vì vậy dưới đây là 1 số đề xuất cho những người đã từng hoặc đang bị đau dạ dày.

 Ăn uống khoa học

  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, đặc biệt là bữa sáng. Nên ăn sáng trong khoảng 30 phút sau khi thức dậy.
  • Không nên ăn đêm thường xuyên.
  • Hạn chế tối đa đồ chua, cay, nóng, có cồn. 
  • Uống đủ nước. Đặc biệt, 1 cốc nước ấm khi thức dậy và 1 cốc nước trước mỗi bữa ăn 10 – 15 phút sẽ tốt hơn cho việc tiêu hóa của dạ dày.
  • Ngoài các bữa chính có thể thêm 1 vài bữa phụ nhẹ nhàng, không nên để bụng quá đói, “cồn cào ruột gan”.
  • Hạn chế tối đa đồ ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn sống.
  • Một số loại đồ ăn không lành tính như cà, chuối tiêu, các đồ ngâm muối, đu đủ xanh,… cũng cần tránh.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Ưu tiên các loại đồ ăn mềm hơn các loại khô, cứng để cải thiện tình trạng viêm loét và tiết dịch của dạ dày.
  • Có thể tham khảo thêm 1 số loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày như gừng, cam thảo, bạc hà, sữa chua, nước dừa, rau thì là, táo,…

Sống lành mạnh

  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya dậy sớm cũng không ngủ quá nhiều. 7 – 8 tiếng là phù hợp cho người trưởng thành.
  • Phân chia công việc hợp lý để không mắc phải tình trạng áp lực cao dẫn đến căng thẳng, stress.
  • Sống vui, thân thiện, bớt suy nghĩ, lo lắng quá nhiều.
  • Không vận động sau khi ăn.
  • Không mặc đồ quá chật ở vùng bụng, nhất là khi ăn.
  • Sau khi ăn có thể mát xa nhẹ nhàng vùng bụng bằng cách xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ.
  • Không nên ngồi gập người hay nằm ngay sau khi ăn. Nếu cần nằm thì hãy nằm ngửa hoặc nghiêng mặt về bên trái, kê cao đầu 1 chút tránh trào ngược dạ dày.
  • Không nên lạm dụng, tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau.

Nhiều người cho rằng đau dạ dày là bệnh bình thường, không quá nguy hiểm nên thường coi nhẹ nó và chỉ uống thuốc giảm đau khi lên cơn đau. Đây là 1 sai lầm nghiêm trọng vì trên thực tế bệnh đau dạ dày rất khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại dễ chuyển biến phức tạp thành các căn bệnh nặng hơn như ung thư dạ dày. Hơn nữa, càng uống nhiều thuốc tây thì dạ dày cũng như gan, thận càng bị ảnh hưởng xấu.

Khi bị đau dạ dày, các cơn đau thường rất khó chịu đến mức như muốn nghẹt thở, làm ảnh hưởng không ít đến các hoạt động đời sống. Thậm chí ở 1 số người khi lên cơn đau dạ dày thường kéo theo các cơn đi ngoài liên tục. Người bị đau dạ dày nặng thường có cảm giác ăn không ngon, có ăn được cũng khó hấp thu, dẫn đến cơ thể suy nhược. 

Tóm lại, với lối sống thiếu khoa học hiện nay của 1 bộ phận giới trẻ cũng như những áp lực của cuộc sống đã khiến cho đau dạ dày trở thành 1 căn bệnh gần như phổ biến, mà đã phổ biến thì đôi khi người ta lại hay coi nhẹ, chỉ những ai bị nặng mới biết được nỗi khổ mà căn bệnh này đem lại. Đừng chủ quan, hãy lắng nghe và chú ý đến cơ thể vì có sức khỏe là có tất cả. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những ai đang cần. Nếu như đã thử các phương pháp dân gian mà vẫn chưa dứt được cơn đau dạ dày của bạn thì hãy thử cách này xem sao. Mặt khác, hạt cau cũng là một nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm và dễ sử dụng nhưng ít người lại biết về công dụng của nó. Dù sao đi nữa, quan trọng nhất vẫn là phải chú ý đến việc ăn uống và cách sinh hoạt của bản thân, nếu cần thì nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ uy tín để biết được cách điều trị đối với tình trạng riêng của mỗi người.

113 views