Bình giữ nhiệt và bình đựng nước đều là các vật dụng hữu ích và tiện lợi của con người chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ: học sinh hay sinh viên. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí mua bán, có những người chỉ mua một chiếc bình giữ nhiệt dùng để đựng cả nước nóng và nước nguội (hay nước lạnh). Việc làm đó đúng hay sai? Có lợi hay có hại ? Chúng ta sẻ tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay!
Bình đựng nước
*Ưu điểm:
- Thiết kế mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, thích hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
- Đa số bình đựng nước được làm bằng chất liệu nhựa, thủy tinh an toàn, không gây hại cho sức khỏe người dùng.
- Trọng lượng nhẹ, tiện dụng khi di chuyển như đi du lịch, dã ngoại, đi học…
- Có nhiều tiện ích như có dây treo, hạn chế căn bẩn trong nước với lưới lọc cặn, lưới lọc trà có thể tháo rời để vệ sinh, hạn chế rỉ nước với nút khóa trên nắp bình…
- Giá thành rẻ từ 60.000 – 170.000 đồng, phù hợp với tất cả đối tượng người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên, nhân viên, văn phòng…
*Nhược điểm:
- Bình đựng nước bằng thủy tinh có trọng lượng lớn, cầm nặng tay, không có vỏ bọc bảo vệ có thể bị nứt, vỡ khi va chạm.
- Không có khả năng giữ nhiệt nước nóng, nước lạnh
- Bình đựng nước bằng nhựa sau 1 thời gian dùng sẽ bị phai màu, bám bẩn, ám mùi, khó làm sạch. Nên chịu khó vệ sinh ngay sau khi sử dụng, cất giữ ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời sẽ dùng lâu hơn.
- Ngoài bình thủy tinh có thể đựng nước nóng (nước vừa nấu sôi), các loại bình nước nhựa thông thường để an toàn (tránh làm biến dạng bình đựng) chỉ nên đựng nước.
Bình giữ nhiệt
*Ưu điểm:
- Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng
- Thân bình thiết kế thường có từ 2 – 3 lớp, ruột bình bằng inox an toàn cho sức khỏe, hạn chế rỉ sét, dễ vệ sinh, có độ bền, cứng cao hơn bình đựng nước nhựa, thủy tinh…
- Không bị nứt, vỡ khi va đập hoặc rơi rớt
- Tùy vào từng sản phẩm mà bình có thể bảo quản được nước lạnh và nước nóng, giữ nhiệt tốt, duy trì nhiệt độ cho đồ uống từ 8 – 72 giờ.
- Ngoài công dụng bảo quản đồ uống còn có thể sử dụng để nấu mì, làm cháo, làm sữa chua…
- Bình giữ nhiệt cũng có nhiều tiện ích như dây treo, móc, lưới lọc cặn, nút khóa trên nắp…
- Đa số bình giữ nhiệt có thiết kế đến 2 lớp nắp đậy, khóa trên nắp giúp tăng khả năng chống rỉ nước, khi di chuyển, va chạm mạnh cũng không sợ nước chảy ra ngoài.
- Giá từ 40.000 – 200.000, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
*Nhược điểm:
- Các lớp màu sơn bên ngoài (tùy sản phẩm) có thể bị bong tróc trong thời gian sử dụng
- Một số sản phẩm, sau một thời gian sử dụng thì khả năng giữ nhiệt sẽ bị giảm đi.
Nên mua bình đựng nước hay bình giữ nhiệt
Mỗi sản phẩm đều có ưu và nhược điểm riêng. Do vậy, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện sử dụng để lựa chọn sản phẩm thích hợp cho mỗi cá nhân sử dụng.
*Nên chọn mua bình đựng nước khi:
– Chỉ có nhu cầu bảo quản nước uống đơn giản, không cần giữ nhiệt.
*Nên chọn mua bình giữ nhiệt khi:
-Có nhu cầu giữ nhiệt đồ uống, muốn đồ uống giữ được nhiệt độ lý tưởng, có hương vị ngon đúng chuẩn để thưởng thức trong thời gian dài.
Bình giữ nhiệt có thể thay thế bình đựng nước được không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên lý giữ nhiệt và cấu tạo giữ nhiệt của bình giữ nhiệt
1.Bình giữ nhiệt được chế tạo dựa trên nguyên lý cân bằng nhiệt
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi 2 vật có nhiệt độ cân bằng nhau thì dừng lại
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
- Khi bạn tích nước nóng trong bình hay chai lọ…, nhiệt độ trong bình sẽ chênh lệch với nhiệt độ không khí môi trường ngoài. Dựa trên sự chênh lệch đó, nguyên lý truyền nhiệt diễn ra cho tới khi nước trong bình đạt tới mức nhiệt cân bằng với nhiệt độ môi trường.
- Bình giữ nhiệt được chế tạo dựa trên nguyên lý này, làm giảm mức chênh lệch nhiệt độ giữa bình nước với môi trường, giúp làm chậm quá trình trao đổi nhiệt để giữ cho nước trong bình được nóng lâu hơn
2.Vậy cấu tạo giữ nhiệt của bình giữ nhiệt là thế nào?
Đầu tiên là thiết kế thân bình
- Các bình giữ nhiệt tốt cho thời gian giữ nhiệt dài thường cấu tạo thân bình 3 lớp: Lớp vỏ (nhựa hoặc inox) – lớp chân không cách nhiệt – lớp trong cùng bằng inox (201 hoặc 304).
- Chính lớp chân không cách nhiệt có tác dụng làm giảm mức chênh lệch nhiệt độ trong bình giữ nhiệt với môi trường ngoài, nhờ đó kéo dài thời gian “bảo toàn nhiệt độ”.
- Chất liệu inox sử dụng cũng cho hiệu quả giữ nhiệt tốt, giúp tăng khả năng giữ nhiệt của sản phẩm, lại tiếp xúc an toàn với thực phẩm.
- Bên cạnh đó, thiết kế thân bình với kiểu dáng thuôn dài giúp giảm bề mặt tiếp xúc không khí của thực phẩm trữ trong bình, nó cũng có hiệu quả tăng khả năng giữ nhiệt.
Nắp bình
- Bình giữ nhiệt cho khả năng giữ nhiệt tốt còn nhờ vào thiết kế nắp kín
- Các bình giữ nhiệt chất lượng tốt thường có cấu tạo 2 tầng nắp, với nắp trong bằng nhựa nguyên sinh có kèm ron cao su (hay silicone) giúp miết chặt phần miệng bình, giữ cho không khí trong bình không thoát ra ngoài, bảo toàn tốt hơn nhiệt độ thực phẩm.
Như vậy, bình giữ nhiệt có thể sử dụng để đựng nước nóng hoặc nước nguội, tuyệt đối không được đựng các loại thức nước khác, đặc biệt là nước hoa quả và nước có vị chua.
Một số lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt
Chỉ chứa thức uống ở nhiệt độ vừa phải
Mỗi sản phẩm bình giữ nhiệt sẽ đã có tính năng giữ nhiệt rất tốt, nên các bạn không cần sợ nhiệt độ nước sẽ hao khi bạn sử dụng. Bạn có thể đựng nước ở nhiệt độ khoảng 80 độ C để khi sử dụng sẽ ấm vừa đủ, tránh tình trạng bạn bị bỏng hoặc không an toàn khi sử dụng.
Không cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng
Khi bạn đựng bất cứ thức uống nào trong bình giữ nhiệt và muốn hâm nóng lại để sử dụng, bạn không nên cho trực tiếp bình giữ nhiệt vào lò vi sóng vì hành động này sẽ dẫn đến tình trạng cháy nổ. Bạn có thể đổ thức uống ra bát sứ hoặc thủy tinh bằng nhiêt chuyên dụng dành cho lò vi sóng rồi mới sử dụng các hâm nóng lại này.
Dùng bình giữ nhiệt nên tránh va đập mạnh
Trong bình giữ nhiệt sẽ có những khoảng không có chức năng giữ nhiệt và cách nhiệt, khi va đập mạnh, các lớp kim loại cấu tạo khoảng chân không sẽ bị thu hẹp lại làm giảm chức năng cách nhiệt của sản phẩm.
Khi dùng bình giữ nhiệt, bạn không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột của bình
Nếu bạn để bình giữ nhiệt vào tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ thay đổi nhanh chóng khiến bình giữ nhiệt bị co giãn đột ngột và giảm tuổi thọ. Sau khi bạn vừa chứa nước nóng xong, bạn muốn chứa nước lạnh, bạn có thể để bình ở nhiệt độ bình thường chừng 20 phút.
Không nên đựng nước có vị chua
Nước có vị chua: nước hoa quả, cam, chanh… thì tuyệt đối không nên trữ trong bình giữ nhiệt, lý do là axit trong nước sẽ làm tan nhanh và mạnh các kim loại nặng còn tồn dư trong bình, đặc biệt là asen, đồng, chì, thủy ngân đều là các chất có hại cho cơ thể.
Kết luận
Bình giữ nhiệt là vật dụng đơn giản nhưng không phải sử dụng cũng đơn giản, chỉ đơn giản khi các bạn thật sự hiểu về nó. Hi vọng sau khi đọc bài viết này, chúng ta cùng nhìn nhận và sử dụng bình giữ nhiệt sao cho đúng cách và an toàn hơn nhé! Chúc may mắn!
Nơi mua bình giữ nhiệt tốt, giá ưu đãi
|
Bài viết liên quan