Khi chăm con nhỏ mẹ cần phải cẩn thận gấp 5- 10 lần so với chăm người lớn. Mỗi khi con ốm cha mẹ là người sót con nhất cho nên việc chăm con luôn được khỏe mạnh là điều bố mẹ nào cũng mong muốn.
Để bé yêu luôn khỏe mạnh thì đồ chơi của bé được làm sạch thường xuyên và phơi nắng kỹ. Trẻ con thường rất hiếu động nên cũng cần lau và rửa tay chân của bé liên tục kẻo bé vô tình cầm đồ ăn sẽ dễ bị nhiễm bẩn.
Một vài nguyên tắc chăm con dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích được cho nhiều mẹ trong việc nuôi con. Mẹ đọc kỹ và có thể áp dụng nhé.
1. Tắm cho con
Tắm cho trẻ nhỏ là điều vô cùng quan trọng cũng như mẹ cần hết sức lưu ý thời gian tắm cho con nhất là đối với những bé sơ sinh. Việc tắm muộn làm cho bé dễ bị cảm lạnh, sổ mũi, ho.
- Với những bé mới sinh dưới 3 tháng tuổi thì mẹ cần tắm trước 10h cho bé.
- Đối với những bé từ 3 – 6 tháng tuổi thì tắm trước 12h.
- Còn với những trẻ từ 6 tháng tới dưới 1 tuổi thì mẹ nên tắm trước 15h cho con.
- Các bé dưới 3 tuổi thì mẹ lên tắm trước 17h.
- Những trẻ 5 tuổi thì nên tắm trước 17h30.
2. Trẻ bị viêm da cơ địa, da bị nẻ, mốc, khô…
Hằng ngày mẹ nên ngâm tắm nước muối cho bé. Mẹ có thể tắm cho bé bằng sữa tắm trước rồi cho bé ngâm trong chậu nước muối loãng khoảng 15 – 30 phút. Sau đó không tráng lại nhé.
3. Con lười ăn, hay nôn trớ
Với các bé lười ăn hoặc khi ăn hay bị nôn trớ thì buổi sáng sau khi ngủ dậy mẹ dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho phần thắt lưng bé nóng lên. Các mẹ chỉ nên làm trong vòng 5 ngày nếu bé vẫn còn lười ăn thì mẹ nghỉ 5 ngày không làm, rồi sau đó mới làm tiếp 5 ngày.
4. Bé có hiện tượng hắt hơi sổ mũi
Mẹ nên làm càng sớm càng tốt nhé khi bé có hiện tượng cái là mẹ dùng dầu nóng và sử dụng 2 ngón tay cái của mẹ day bấm 2 gan bàn chân của bé từ dưới lên. Mẹ làm đi làm lại mỗi chân khoảng 15s rồi lại đổi chân, và mỗi chân làm khoảng 3 lượt như vậy. Tiếp đến bấm mạnh và huyệt dũng tuyền rồi đi tất cho bé trước khi bé ngủ. Cứ trước khi ngủ mẹ làm vậy cho bé nếu mẹ làm sớm thì bé có thể khỏi ngay được, nếu bé vẫn chưa khỏi thì bé đã bị cúm nặng và mẹ nên kết hợp cho con uống thuốc.
5. Ho dai dẳng có đờm
Làm theo như trên hoặc các cách sau:
- Bài thuốc với gừng: Chú ý 100ml cho người lớn 60kg, thì bé 10kg giảm tương ứng chỉ uống bằng 1/5 (20kg uống bằng 1/3 người lớn)
- Tỏi, mật ong: Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào cái chén cho 2 thìa mật ong vào, hấp cách thủy để sôi nhỏ lửa 20 phút. Chia 6 – 8 lần nếu trẻ dưới 20kg chia 4 lần nếu 30kg. Lớn thì chia 2 lần. Người lớn mỗi lần 1/2 củ. ngày uống 4 lần, trước khi uống lại làm nóng ấm lên hoặc pha với nước ấm. Dưới 1 tuổi tính giọt (không tính trọng lượng). 0 – 3 tháng 10 giọt (nhớ pha loãng ra với nước ấm). 4- 6 tháng 15 – 20 giọt. 7 – 9 tháng 20 – 25 giọt. 12 tháng 30 giọt. Đếm giọt vào cái cốc pha thêm nước ấm rồi cho bé uống. Bé càng nhỏ càng phải pha loãng ra bé mới hấp thụ được.
Có thể làm một trong các cách trên, đừng làm tất cả các bài. Không được mới làm bài khác.
6. Các bệnh về da
Viêm da cơ địa, mẩn ngứa, da bị nẻ, mốc, khô, sần sùi… ngâm tắm nước muối hàng ngày. Có thể tắm xà phòng trước rồi cho vào chậu ngồi ngâm 15 phút. Không tráng lại nước thường. Chú ý ngâm một lúc phải bế bé ra bổ sung nước nóng, nước nguội quá là bé bị cảm.
1 bát ăn cơm đầy muối, pha với 15 lít nước. Nếu mặn hơn cũng không ảnh hưởng gì. Nhớ tắm xong không tráng lại nước thường, mất tác dụng.
7. Hay bị sổ mũi, cảm cúm
Trước khi ngủ dậy đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới được gọi dậy. Sau khi dậy, nằm tối thiểu trên giường 15 phút mới được tháo khẩu trang ngồi hoặc ra khỏi giường. Mục đích quen dần với không khí bên ngoài thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết. Rất khó bị cảm cúm, nếu làm tốt công việc này.
Việc đeo khẩu trang sẽ bị bé rứt ra vì vướng víu. Vì vậy phải bàn bạc với bé, nguyên nhân, lý do phải làm để trở thành siêu nhân, người nhện, anh hùng, rô bốt để bé hợp tác tốt.
8. Viêm mũi – viêm tai giữa – viêm họng – viêm amidan
Dùng nước lá bàng nhỏ mũi ngày 4 – 6 lần. Mua lọ nước muối sinh lý về đổ đi cho nước lá bàng vào đó làm ấm lên trước khi sử dụng. Nhỏ vào 2 bên mũi mỗi bên 5 – 10 giọt, 5 phút sau làm lại lần 2 – và 10 phút sau làm lại lần 3 ngày làm 4 – 6 lần. Nhỏ vào mũi nó tự khắc vào mồm vào họng.
Bé lớn hơn nên để súc miệng, ngậm kỹ một lúc càng lâu càng tốt, rồi nhổ ra. nếu có uống liều lượng nhỏ như thế cũng không ảnh hưởng gì.
Viêm tai giữa: thấm vào miếng bông nhỏ đặt vào tai. Ngày thay 4 – 5 lần và nhỏ vào mũi cũng 4 – 5 lần gọi là trong đánh ra, ngoài đánh vào, không quá 3 ngày là khỏi. Chú ý: quan trọng nhất là những lúc sau ăn và trước khi đi ngủ.
Vào mùa hè, bố mẹ nên tắm cho bé như thế nào?
- Cơ thể bé thường ra mồ hôi nhiều khi thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, bạn không nên tắm thường xuyên cho con. Nếu bé thích được tắm thì đây cũng là cách giúp cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Khi tắm cho bé, bố mẹ cần chú ý vệ sinh cho bé kỹ ở cổ, nách cùng các nếp gấp của da và lau khô ngay sau khi tắm. Khi bé đổ mồ hôi nhiều, tuyến mồ hôi có thể bị tắc nghẽn bên dưới da, gây kích ứng và phát ban.
- Bạn không nên sử dụng nước lạnh, thay vào đó, bạn có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Trước khi tắm cho con, bố mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay hoặc phần bên trong cổ tay vào chậu nước. Hoặc bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, nhiệt độ tắm lý tưởng là khoảng 38 độ C, gần bằng nhiệt độ cơ thể.
- Nếu muốn tắm cho bé trong bồn để giữ cho bé mát mẻ, bố mẹ không nên sử dụng quá nhiều sữa tắm hay chất tẩy rửa mỗi ngày. Mỗi lần, bạn chỉ nên tắm cho con khoảng 5−10 phút. Nếu cảm thấy da của bé bị khô thì bố mẹ nên chủ động giảm số lần tắm trong ngày cho bé.
Có nên sử dụng dầu massage cho bé trong thời tiết mùa hè?
Sự thật là dầu dùng cho massage da không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vào mùa hè, miễn là bạn chọn một loại phù hợp với làn da nhạy cảm của bé và rửa sạch sau khi sử dụng trong bồn tắm.
Tuy nhiên khi lớp dầu bám trên da trong một thời gian dài có thể làm bít tắt các lỗ chân lông, khiến quá trình hô hấp của da trở nên khó hơn và tăng nguy cơ phát ban da như ban nhiệt. Nếu da bé bị khô, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da thích hợp cho bé sau khi tắm. Bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dùng một lượng kem vừa đủ để giúp da được bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
Có nên dùng phấn rôm cho bé vào thời tiết mùa hè?
Với thời tiết không mấy dễ chịu vào mùa hè, bạn có thể sử dụng phấn rôm cho da bé, miễn là sử dụng đúng cách. Bạn lấy một ít đặt vào trong lòng bàn tay và đặt cách xa bé để tránh tình trạng bé hít phải, rồi sau đó bôi lần lượt vào các nếp gấp trên da bé.
Trước khi sử dụng phấn rôm, bố mẹ nên có khoảng thời gian để quan sát da của bé và sử dụng bột cho các vùng da bị phát ban. Nếu có hiện tượng khác thường, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên chọn những loại trang phục nào cho bé vào mùa hè?
Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo thoáng mát và thoải mái nhất. Mẹ có thể chọn loại vải cotton mềm mại, thoáng mát để vùng da bé thoáng khí hơn. Khi thời tiết quá nóng, bạn có thể chỉ cho bé mặc một lớp áo lót mỏng hoặc mặc thêm một chiếc áo khoác cho con khi đi ra nắng.
Quy tắc chung bạn có thể áp dụng để mặc đồ cho bé yêu là bạn nên cho trẻ mặc đồ nhiều hơn một lớp so với người lớn chúng ta. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy khó chịu, bạn có thể cởi bỏ bớt một lớp. Cơ thể bé dễ đổ mồ hôi và mất nước, nhất là khi cơ thể bị nóng.
Bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu để biết cơ thể bé đang quá nóng. Những dấu hiệu này bao gồm:
Đổ mồ hôi
Tóc ướt
Má đỏ
Phát ban nhiệt
Nhịp thở nhanh.
Để giữ cho bé thoải mái khi nằm xuống, bạn nên đặt một miếng vải bông dưới vùng đầu và cổ, đặc biệt nếu bạn sử dụng vật liệu tổng hợp để cho bé nằm, vì chất liệu này thường không thoáng khí và có thể khiến bé cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nhiều hơn. Nếu phải đến các khu vực có nhiều muỗi, bạn nhớ giữ cho tay và chân của bé được che kín bằng quần áo làm từ vật liệu màu sáng, thoáng khí như cotton.
Bông vải giúp thấm hút mồ hôi và giữ ấm cho trẻ tốt hơn sợi tổng hợp.
Bố mẹ có thể chuẩn bị cho con một chiếc mũ vào mùa hè để bảo vệ đầu và mặt khi ra ngoài. Ngoài ra, bạn cũng cần dùng kem chống nắng để bảo vệ bé khỏi tia cực tím. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi bé hơn 6 tháng tuổi, nếu bé dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất là bạn nên giữ con khỏi ánh mặt trời.
Vài điều cha mẹ cần lưu ý:
1. Máy sấy tay
Bạn thường nghĩ rằng sử dụng máy sấy tay sẽ giúp đôi tay của bạn và bé khô ráo, sạch sẽ sau khi rửa tay và sẽ an toàn và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Một số kết quả các nghiên cứu gần đây có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Theo một nghiên cứu của Đại học Westminster, London, các máy sấy tay chứa số vi khuẩn nhiều gấp 1.300 lần so với khăn giấy thông thường. Tiến sĩ Gustavo Ferrer khuyến nghị thay vì sử dụng máy sấy tay hãy rửa tay đúng cách với xà phòng, dưới vòi nước chảy từ 20-30 giây sau đó làm khô tay bằng khăn giấy.
2. Hướng dẫn bé ho đúng cách
Hãy hướng dẫn bé ho và hắt hơi vào khuỷu tay ngay từ nhỏ, thay vì che miệng bằng tay. Theo CDC – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ- để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi.
Tuy nhiên, không phải trên tay bé lúc nào cũng có khăn giấy và các cơn hắt hơi đến cũng không được dự báo trước. Vì vậy sử dụng khuỷu tay cũng là một sự thay thế tốt. Đôi khi chúng ta thường sử dụng bàn tay để che miệng và nó rõ rang là tốt hơn không che chắn khi ho và hắt hơi, nhưng dùng bàn tay sẽ có nguy cơ làm lây lan vi trùng cao hơn khuỷu tay và khăn giấy. Bé cũng nên đi rửa tay sau khi đã che miệng lúc ho hoặc hắt hơi.
3. Hướng dẫn bé cách chia sẻ đồ ăn và vật dụng
Bé có thể chia sẻ đồ chơi và sách với bạn bè, nhưng cần hạn chế dùng chung chai nước hoặc đồ ăn. Dùng chung chai nước có thể khiến nước bị nhiễm nước bọt, nước bọt chứa vi khuẩn và virus. Các loại virus và vi khuẩn này sẽ theo nước và nước bọt lây lan từ người này sang người khác.
4. Cho bé ngủ đủ
Đảm bảo cho bé ngủ đủ mỗi tối không chỉ thỏa mãn được mong muốn được ngủ của bé mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe khác. Ngủ đủ sẽ giúp não làm việc tốt hơn, và bé sẽ tập trung tốt hơn ở trường.
Nhưng bé cần ngủ bao nhiêu? Thời gian ngủ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi. Tổ chức Sleep Foundation khuyến cáo các trẻ em ở lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi nên ngủ từ 10 đến 13 giờ mỗi tối, trẻ từ 6 đến 13 tuổi ngủ 9 đến 11 giờ và trẻ từ 14 đến 17 tuổi ngủ từ 8 đến 10 giờ . Ngủ ít hơn 7 – 8 tiếng mỗi ngày là không đủ với bé.
5. Khuyến khích bé vui chơi
6. Vệ sinh ga trải giường và chăn của bé thường xuyên
Công việc vệ sinh chăn và ga trải giường có thể rất tẻ nhạt. Nhưng việc giặt ga và chăn ít nhất mỗi tuần một lần rất cần thiết để giữ cho con của bạn khỏe mạnh và hạn chế mầm bệnh trên đó. Nếu bé ngủ trưa ở trường, đừng quên vệ sinh chăn gối cũng như giường ngủ ở trường mỗi tuần.
7. Điều chỉnh khẩu phần ăn
Nếu con bạn bị cảm hoặc bạn nhận thấy bé có các triệu chứng sổ mũi hoặc ho dai dẳng, hãy cân nhắc việc hạn chế lượng sữa bé sử dụng. Theo bác sỹ Ferrer, các loại sữa và pho mát làm cho dịch tiết nhiều hơn và có thể làm tồi tệ hơn tình trạng ho và chảy nước mũi. Khi bé cảm thấy tốt hơn bạn có thể cho bé sử dụng lại các sản phẩm sữa và pho mát.
Những lưu ý trên đây các bậc cha mẹ có thể áp dụng khi chăm sóc bé hàng ngày. Và đừng quên, hãy hướng dẫn để con bạn chủ động và thích thú tự thực hiện những lời khuyên này.
115 views
Bài viết liên quan