Để con trẻ được thông minh và khỏe mạnh trong cuộc sống

Khoa học đã chứng minh di truyền chỉ tham gia 20-40% vào trí thông minh của trẻ. Một đứa trẻ có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, môi trường chăm sóc giáo dục, sự nỗ lực học hỏi của con.

Bộ não của trẻ có sẵn 100 tỷ tế bào từ khi sinh ra. Con số này tăng theo cấp lũy thừa trong những năm đầu đời và giảm dần khi trẻ lớn lên. Trong đó, giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ não bộ tăng trưởng mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng nhất.

Các tế bào thần kinh tham gia vào việc điều khiển sự vận động, cảm xúc, giao tiếp, trí thông minh dần được hình thành và phát triển một cách liên tục với tốc độ lên đến 250.000 tế bào mới/phút. Giai đoạn này cũng là thời điểm các tế bào thần kinh hình thành mạng lưới và gắn kết với nhau. Liên kết giữa các mạng lưới càng chặt chẽ thì trí thông minh của trẻ càng cao, tiềm năng càng dễ được khai phá.

 Não bộ trẻ sơ sinh chỉ nặng bằng 25% não người lớn. Thế nhưng, đầy một tuổi, não nhanh chóng tăng gấp đôi trọng lượng do các nơ-ron phát triển về kích thước và khối lượng. Tròn 2 tuổi, não trẻ hoàn thiện 80% cấu trúc chức năng so với người trưởng thành. Số lượng nơ-ron được nhân lên với tốc độ mạnh mẽ, đồng thời hình thành vô số “khớp thần kinh” (kết nối giữa các nơ-ron). Nhờ các khớp thần kinh này, mà các nơ-ron có thể hoạt động nhạy bén và đúng cách.

Chú ý đến thai kỳ (1)

1. Chú ý dinh dưỡng từ lúc thai kỳ:

  • Muốn con thông minh, các mẹ hãy chú ý dinh dưỡng ngay từ khi mang thai, thậm chí từ khi có ý định mang thai. Các mẹ cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ năng lượng để tăng cân đủ trong thai kỳ, đảm bảo cung cấp đủ, cân đối các dưỡng chất cần thiết (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất) và chú ý tăng cường những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của con (DHA, sắt, kẽm, iốt, vitamin nhóm B…).

  • Chất đạm (luôn có nhiều trong thịt, cá, lòng trắng trứng, sữa, tôm tép, cua, lươn, đậu đỗ, nấm…) có vai trò quan trọng tạo nên cấu trúc mô cơ thể, là nguồn cung cấp các axit amin có vai trò như những chất dẫn truyền thần kinh và cũng là nguồn gốc tạo ra các enzyme và các hormon cho cơ thể.

  • Chất béo (dầu, mỡ, bơ…) là nguồn cung cấp năng lượng, tham gia xây dựng cấu trúc màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Do chất béo chiếm đến 50% cấu trúc não bộ nên rất cần cho sự phát triển trí não, đặc biệt là các loại béo tốt như omega 3, omega 6, phospholipid, cholin, DHA, ARA có trong cá béo (cá thu, cá trích, cá hồi…), gan cá, dầu cá, các loại hạt có dầu (đậu phộng, óc chó, hạnh nhân…), lòng đỏ trứng, quả bơ…

  • Chất bột đường (gạo, gạo lứt, mì, bánh mì, bún, phở, khoai, bắp, yến mạch…) là nguồn cung cấp năng lượng chính, đặc biệt cung cấp glucose là nguồn năng lượng quan trọng cho hoạt động của não bộ.Các vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B9 hay còn gọi là axit folic (có nhiều trong trứng, rau cải xanh đậm, bông cải xanh, các loại đậu, ngũ cốc…) giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của trẻ.

  • Vitamin A và beta caroten (có trong trứng, sữa, gan, rau củ quả màu đỏ, cam, vàng…) cần cho võng mạc mắt. Iốt (có trong muối iốt hay gia vị có iốt, rong tảo biển, hải sản…) cần cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp, giúp trẻ phát triển trí thông minh. 

  • Sắt (có trong thịt đỏ, gan, huyết, trứng, rau xanh đậm…) giúp tăng tạo máu nuôi não. Kẽm (có trong thịt gà, hàu, sò, hải sản…) giúp cung cấp nguyên liệu tạo các men chuyển hóa và các hormon để điều hòa hoạt động cơ thể. 

  • Vitamin C (cam, bưởi, táo, dâu…) giúp tăng hấp thu các khoáng chất và tham gia chuyển hóa…

2. Tầm quan trọng của đinh dưỡng với trẻ:

  • Khoa học đã chứng minh có mối quan hệ giữa việc ăn đủ chất cần thiết với việc phát triển trí thông minh của trẻ. Theo sự phát triển, hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành ngay từ khi thụ thai và sẽ phát triển nhanh từ tuần lễ thứ 8 của thai kỳ. 
  • Đến 1 tuổi, não trẻ đạt 70-75%, đến 2 tuổi đạt 80% và đến 6 tuổi gần như đạt 100% trọng lượng não người lớn. Vì vậy, giai đoạn từ khi mang thai và suốt từ khi sinh ra tới 6 năm đầu đời chính là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ.
  • Chế độ ăn đúng hay dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn này cần cung cấp đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của tuổi, của giới tính (nam, nữ) và tình trạng sinh lý của mẹ (mang thai, cho con bú) đồng thời đảm bảo sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng.
  • Để biết cơ thể đã nhận đủ năng lượng chưa, ta cần theo dõi thường xuyên việc tăng cân hằng tháng hay quý. Cần tăng 10-12kg cho suốt thai kỳ với tốc độ tăng cân hợp lý là: 1-2kg cho quý 1, 4-5kg cho quý 2 và 5-6kg cho quý 3. 
  • Nếu trước khi mang thai, mẹ bị suy dinh dưỡng thì cần tăng cân nhiều hơn, hay mẹ bị béo phì thì cần tăng ít hơn. 
  • Sau khi sinh, trẻ cần tiếp tục được nuôi dưỡng tốt, theo dõi cân nặng cũng như chiều dài/chiều cao hằng tháng sao cho khi trẻ 1 tuổi sẽ đạt được tốc độ tăng cân gấp 3 lần lúc sinh (9kg), dài 75cm, khi 2 tuổi nặng gấp 4 lần lúc sinh (12kg), dài 85cm, khi 3 tuổi nặng trung bình 14kg, cao 95cm. Sau đó trẻ cần tiếp tục tăng 2-3kg/năm và cao thêm 5-6cm/năm cho tới tuổi tiền dậy thì.
  • Bên cạnh những dưỡng chất thông minh trên, cha mẹ cũng là tác nhân quan trọng giúp trẻ phát triển, hoàn thiện tốt hơn khả năng nhận thức và tư duy. Trẻ học hỏi thế giới bên ngoài qua mắt, tai, xúc giác nên mẹ hãy tạo điều kiện sớm cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các hoạt động để kích thích não bộ và giúp các giác quan của con phát triển.

3. Luyện trí tuệ và cảm xúc cho con càng sớm càng tốt

Hãy bắt đầu với thói quen kể chuyện cho trẻ, hát cho con nghe và cho con nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Sau khi sinh, hãy mua cho con các loại đồ chơi phù hợp theo tháng tuổi với độ khó từ thấp đến cao để rèn luyện khả năng quan sát, tư duy. Hãy hát ru con bằng những vần thơ, giao tiếp, tương tác với con hằng ngày thông qua những câu chuyện nhiều cảm xúc, các loại trò chơi thú vị để khơi gợi tiềm năng của con.

4. Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh

Tăng cường đồ chơi màu sắc

Đồ chơi nhiều màu sắc không chỉ khiến bé cảm thấy thích thú mà còn tăng cường sự sáng tạo cho con rất hiệu quả. Cha mẹ có thể chọn mua giấy màu về dán lên tấm bìa các tông rồi cắt thành các hình vuông có kích thước 8 x 8 cm. Tiếp theo, bạn mua vài chiếc kẹp gỗ nhỏ rồi sơn đủ màu để kẹp các ô vuông lên dây cho con tập phân biệt màu sắc. Các bậc phụ huynh hãy nhớ là luôn chơi cùng con nhằm tăng sự tương tác nhé.

Trò choi thông minh

Buộc dây giày

Cách thực hiện rất đơn giản: hãy vẽ hình một đôi giày lên tấm bìa rồi dùng kéo đục vài lỗ ở vị trí xỏ dây giày. Tiếp theo, bạn luồn 2 sợi dây vào tấm bìa như hình vẽ và hướng dẫn con cách thắt dây giày. Trò chơi này không chỉ khiến con chơi cả giờ không chán mà còn rất thực tế, rèn luyện khả tăng tự lập từ những thứ nhỏ nhất như tự đi giày.

Bảng chữ cái tí hon

Vào giai đoạn con bắt đầu học chữ, cha mẹ nên tự làm cho con một bảng chữ cái tí hon để trẻ có thể mang bên người mọi lúc, mọi nơi. Đầu tiên, bạn lấy 2 chiếc cúc cỡ cớn để làm bìa sách, bên trong là một dây dài những ô tròn được cắt khéo léo sao cho chúng nối với nhau. Sau đó, bạn ghi các chữ cái theo thứ tự lên ô tròn rồi gấp chúng lại. Vậy là đã hoàn thành rồi.

Dùng trò lego để học toán

Lego là một công cụ hoàn hảo để dạy con giải quyết các bài toán học nhanh chóng và bé cũng dễ hình dung khi mới bắt đầu học môn toán. Ví dụ, bạn có thể dùng Lego để giải thích về phân số và số nguyên.

Trò chơi khúc xạ ánh sáng

Ban đầu, để trẻ bắt đầu tiếp cận với những hiện tượng vật lý như khúc xạ ánh sáng, các bậc phụ huynh có thể cắt giấy màu thành nhiều mảnh nhỏ để con dán lên một tấm kính. Đây vừa là cách để con nhận biết màu sắc vừa  giúp con có hình dung ban đầu về hiện tượng vật lý này.

Xác định khối lượng

Việc lấy ví dụ minh họa thực tế như trong hình sẽ giúp con nhớ các đơn vị đo khối lượng nhanh và dễ dàng hơn. Cha mẹ hãy lấy các túi zip, cho vật nhỏ vào trong túi như gạo hoặc bột rồi ghi khối lượng lên mặt túi. Sau đó, bạn yêu cầu con so sánh sự khác biệt về trọng lượng để trẻ tự nhận biết.

Học vẽ với những con số

Đây là phương pháp thú vị vì có sự kết hợp giữa toán học và nghệ thuật sáng tạo. Cha mẹ có thể học trước cách vẽ các con vật, đồ vật từ số rồi sau đó vẽ làm mẫu cho con học theo. Không chỉ khiến con thích thú với toán học, phương pháp này còn kích thích sự sáng tạo của trẻ trong quá trình vẽ.

Chiếc đồng hồ theo lịch làm việc

Chỉ bằng cách cực đơn giản là làm một chiếc đồng hồ to một chút rồi dán những biểu tượng việc cần làm vào các khung giờ như ngủ lúc 12h trưa, ăn bữa phụ lúc 1h, học bài lúc 2h… trẻ sẽ hoàn toàn tự ý thức được tính kỷ luật và những việc cần làm trong ngày rồi tạo thành thói quen tốt.

Làm đồng hồ cho bé
Chơi trò chơi có liên quan đến hai bàn tay:

Chơi những trò chơi có liên quan tới hai bàn tay như ú òa, chi chi chành chành… sẽ giúp trẻ sẽ học phản ứng tốt với các hoạt động đơn giản.

Khi bạn cung cấp đầy yêu thương, kinh nghiệm ngôn ngữ phong phú cho em bé của bạn, bạn đang giúp tăng cường khả năng kết nối các nơ-ron thần kinh của bé. Đổi lại, trẻ sẽ nhận được nguồn ngôn ngữ phong phú, lý luận và kỹ năng lập kế hoạch.

141 views