Đi chơi biển, trẻ phát triển toàn diện não bộ, cảm xúc và thể chất

Cha mẹ nên thường xuyên cho con ra ngoài trải nghiệm. Đi chơi biển rất tốt cho trẻ nhỏ bởi vì môi trường biển kích thích não và các giác quan của bé phát triển. Các chuyên gia khuyên rằng độ tuổi thích hợp để đưa con đi biển là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lúc đó hệ miễn dịch của trẻ đã có thể chống lại các vi khuẩn ở biển. Tiếp xúc với biển sớm sẽ tốt cho việc phát triển và học tập của trẻ. Thời điểm đặc biệt phù hợp cho trẻ đi biển là những ngày nắng ấm. Cha mẹ cũng có thể đưa con đến những vùng biển ấm quanh năm như Nha Trang, Đà Nẵng để con thoải mái trải nghiệm.

di choi bien tre phat trien toan dien (3)
Môi trường biển kích thích não bộ, giác quan, cảm xúc trẻ phát triển.

Biển kích thích não trẻ phát triển

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, môi trường bãi biến giúp kích thích các giác quan phát triển toàn diện, đặc biệt là hoạt động ngoài trời ở biển còn giúp tăng cường sức khỏe đáng kể cho não bộ. Tác giả chính của nghiên cứu, Audrey van der Meer, đồng thời cũng là một nhà thần kinh học và giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy: “Ngay cả những bé sơ sinh cũng phải được thử thách và kích thích giác quan theo các cấp độ khác nhau kể từ lúc chào đời. Chúng cần được tham gia vào hoạt động thể chất và giác quan bằng việc khám phá thế giới bằng các chất liệu khác nhau trong cuộc sống”.

Khẳng định vai trò của bãi biển đối với sự phát triển não bộ của trẻ, Lindsey Biel, một nhà trị liệu trẻ em ở New York Và một nhà văn trong việc Nuôi dạy một đứa trẻ thông minh cho rằng đưa con đi biển sẽ giúp trẻ thông minh. Bà cũng cho biết rằng, môi trường biển có thể kích thích cảm xúc của trẻ nhiều nhất có thể. Bằng cách nghe, chạm, ngửi, nếm và sự di chuyển của cơ thể trên biển, trẻ có thể tự nhận thức về thế giới xung quanh và chính bản thân thông qua các giác quan. 

Biển rất tốt cho trẻ:

  • Biển kích thích não trẻ phát triển
  • Biển kích thích mọi giác quan của trẻ
  • Đi biển giúp trẻ vừa học vừa chơi

Sóng biến khiến trẻ thư thái

Tiến sĩ Harvey Karp, một chuyên gia phát triển trẻ em và tác giả của cuốn sách bán chạy nhất, The Happiest Baby on the Block, nói rằng âm thanh của những con sóng đập vào bờ giống như âm thanh mà em bé nghe thấy trong bụng mẹ. Do vậy, khi bé nghe tiếng sống sẽ cảm thấy thư thái hơn. Màu trời xanh giúp bé cảm thấy thoải mái và có tinh thần tốt hơn.

di choi bien tre phat trien toan dien (1)
Đi biển – trẻ chơi vui, học hay

Bãi biển – môi trường học tập hoàn hảo

Bằng cách tăng sự liên kết của các dây thần kinh trong bộ não, các trò chơi thiên về giác quan sẽ thúc đẩy sự phát triển não bộ. Nhờ đó, trẻ có thể học nhanh hơn, hoàn thành các bài tập có tính chất phức tạp tốt hơn. Bãi biển có thể được ví như một phòng thí nghiệm hoàn hảo để trẻ có thể vừa học, vừa chơi. Ở đó, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều chất liệu khác nhau như: cát khô, cát ướt, đá, vỏ sò, rong biển, nước và gió.

Đặc biệt, cát được xem là một “chất liệu” mang đến một cảm giác tuyệt vời cho cơ thể khi ngồi hoặc nằm trên nó. Bản chất mềm mại của cát còn giúp cơ thể phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, cảm xúc,..

Đi biển – giúp trẻ phát triển các giác quan

Bình thường trong cuộc sống hàng ngày, trẻ chỉ có thể cảm nhận mùi thức ăn, mùi cơ thể của bố mẹ, mùi sữa tắm, dầu gội,… Ngoài những mùi hương quen thuộc, cha mẹ nên để bé trải nghiệm những mùi hương mới. Sự trải nghiệm này có thể kích thích sự phát triển giác quan của bé, chủ yếu là khứu và vị giác. Bởi vì mùi hương cũng giúp trẻ học được sự kết nối với các đồ vật khác nhau và nhận dạng chúng. Nếu được đi biển, con có thể cảm nhận được vị mặn của biển, mùi hải sản, mùi của các món nướng phả vào trong gió. Từ đó, trẻ có thể cảm nhận được mùi nào mà trẻ thích hoặc không.

Trẻ đi biển – chơi vui, học hay

Khi trẻ múc nước biển, đổ nước biển, cố gắng bắt dòng chảy bằng tay,… những kỹ năng vận động của cơ bắp cũng được phát triển. Hơn nữa, trẻ cũng cảm thấy vui và thoải mái hơn vì điều đó. Không chỉ nghịch biển, mà chơi với cát cũng là một cách hay để trẻ học về toán học hoặc khoa học. Chẳng hạn trò chơi xúc cát vào muỗng để đổ đầy chai. Thông qua đó, cha mẹ hãy yêu cầu con đếm, tính toán phải có bao nhiêu muỗng cát để lắp đầy cái thùng chứa đó.

Biển rất tốt cho sự phát triển não bộ cũng như thể chất của trẻ. Vì thế, dù thế nào, cha mẹ cũng nên ít nhất một lần đưa con đi du lịch biển. Con chơi vui, học hay là điều mà cha mẹ sẽ thấy xứng đáng qua chuyến đi này.

Những cách để trẻ phát triển toàn diện

Cha mẹ nên khuyến khích con theo đuổi sở thích lành mạnh. Gia đình không nên cấm đoán sở thích của con. Chẳng hạn con thích nhảy, đừng cho rằng đó là nhảy nhót nhăng cuội không tốt bằng học sách vở. Trẻ thích vẽ, cha mẹ đừng cho rằng đó là mơ mộng không thực tế, không tốt bằng học toán, học tiếng anh sau này dễ kiếm tiền.

Cha mẹ nên tạo điều kiện để con phát triển sở thích, hứng thú riêng. Chẳng hạn trẻ thích hát, cha mẹ có thể mở nhạc cho con nghe, xem con hát, biểu diễn, cũng có thể cho con đi học hát. Có sở thích riêng giúp trẻ hình thành được cá tính riêng, cũng giúp trẻ sau này tự tin hơn. 

Cha mẹ chỉ nên can thiệp khi trẻ có sở thích không lành mạnh. Chẳng hạn, trẻ thích đánh nhau, cha mẹ có thể kiên nhẫn nói cho trẻ hiểu, đánh nhau sẽ làm tổn thương người khác và làm tổn thương mình, đánh nhau nhiều cũng khiến trẻ khó kiềm chế bản thân, không có được sự điềm tĩnh.

di choi bien tre phat trien toan dien (2)
Dù bận rộn, cha mẹ cũng nên cho trẻ đi chơi biển ít nhất một lần.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập. Nhiều trẻ ở trường được giáo dục tốt, thành tích cao nhưng ra ngoài xã hội lại không thành công, nguyên nhân sâu xa là do chúng không có suy nghĩ độc lập. Trẻ quá nghe lời người khác chưa chắc đã tốt bởi điều này có thể khiến trẻ bị động, để người khác tác động, không có chính kiến riêng.

Cha mẹ không nên trả lời ngay, hoặc giải quyết các vấn đề cho trẻ. Hãy kiên nhẫn để trẻ tự tìm cách giải quyết. Để cho trẻ suy nghĩ, quan sát và hoàn thành mục tiêu sẽ giúp trẻ trưởng thành và phát triển tốt.

Để trưởng thành, mỗi người cần tự cân nhắc và chịu trách nhiệm với mọi việc của mình. Cha mẹ không nên ép con làm theo ý mình. Hãy để trẻ phát triển tự nhiên, được là chính mình. Đó là cách sống lành mạnh.

Nếu trẻ quyết định sai, trẻ sẽ học rút được bài học để dần hoàn thiện hơn. Nếu cha mẹ bắt con làm theo ý mình, trẻ sẽ cảm thấy ấm ức và không làm hết mình. Cha mẹ cần biết “buông tay” đúng lúc để trẻ học được nhiều hơn, trưởng thành nhiều hơn. Cho trẻ tự quyết định các việc của mình ngay từ nhỏ là một cách cha mẹ giúp con tự lập hơn, bản lĩnh hơn, dần dần sẽ hình thành nét riêng, cá tính riêng, không bị phụ thuộc vào người khác.

Trẻ con cũng cần được tôn trọng. Nhiều người lớn nghĩ rằng, trẻ còn bé nên chưa biết gì, vì thế có thể cư xử cẩu thả với trẻ. Tuy nhiên trẻ rất nhạy cảm, cách cư xử không đúng của người lớn có thể khiến trẻ bị tổn thương, tệ hơn là trẻ vô thức học theo những sai lầm này. Vì thế để trẻ phát triển lành mạnh, cha mẹ và người thân trong gia đình cần biết cách cư xử đúng mực và biết tôn trọng trẻ.

Cha mẹ nên cư xử với trẻ như với người trưởng thành. Lắng nghe con nói, xin lỗi con khi mình sai sót, không quát mắng trẻ nhất là ở nơi đông người… là những điều cha mẹ nên làm. Tôn trọng con sẽ giúp trẻ phát triển tốt, sống tự tin và có nội lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Bắt đầu từ những việc nhỏ như cha mẹ chào hỏi con, cám ơn con, nhờ vả con lịch sự. Khi con lớn hơn, cha mẹ hãy hỏi ý kiến con trong những việc lớn của gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ sống có trách nhiệm và trưởng thành hơn.

Cha mẹ cũng nên tôn trọng không gian riêng tư của con. Chẳng hạn trước khi vào phòng con cha mẹ nên gõ cửa, đồ của con nếu muốn dùng cha mẹ nên hỏi ý kiến con, không tự ý đọc nhật kí của con… Để hiểu con hơn cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, nghe con tâm sự. Đừng thô lỗ can thiệp vào chuyện riêng của con. Hãy kiên nhẫn, lắng nghe con chia sẻ, làm bạn với con thì trẻ sẽ thoải mái nói mọi chuyện với bạn.

146 views