Facebook cho ta biết gì về bản tính con người (chương 2)

Xem chương 1 ở đây

Facebook cho ta biết gì về bản tính con người (chương 1)

Suy cho cùng, ta nghĩ Facebook mang lại cho ta những gì?

Có những người cho là Facebook là thứ hay ho nhất kể từ thuở khai thiên lập địa. “Tuyệt cú mèo. Nó kết nối ta với các bạn bè cũ và giúp ta kết thêm bạn mới” Người khác lại kết tội Facebook chẳng khác nào 1 thứ dục vọng. “Facebook là đồ xấu xa. Nó làm lãng phí thời gian kinh khủng.” Facebook dạy ta những gì về bản tính con người? Thực ra có rất nhiều điều ta có thể hiểu về bản thân mình nhờ quan sát động lực chơi mạng xã hội này.

Ta không biết mình là ai

Ta không biết mình là ai
Ta không biết mình là ai

Ta thích phân hạng bản thân. Mọi trò trắc nghiệm nhỏ nhỏ nói cho bạn biết bạn là công chúa Disney nào hay bạn có thể hẹn hò với “siêu sao” nào chỉ là những biểu hiện nhỏ bé của khao khát tìm kiếm bản sắc. Ít nhiều ta nghĩ những trò ngớ ngẩn này sẽ giúp ta khám phá bản thân mình. Tất cả những gì ta khám phá được là ta không biết mình là ai và ta cảm thấy ta cần người khác bảo cho ta biết rằng ta rất ổn.

“Trong cuộc sống riêng tư, tôi để ý thấy rằng tôi công nhận những người yêu thích hoặc công nhận tôi. Khi tôi nói anh-X-chị-Y nào đấy là người tốt, thì thực sự tôi có ý nói rằng anh-X-chị-Y nghĩ tôi là người tốt.” – DON MILLER

(Nhà văn người Mỹ (sinh năm 1971), Miller trở thành 1 tác giả có sách bán chạy nhất theo The New York Times khi anh xuất bản cuốn tiểu thuyết Blue Like Jazz năm 2003.)

Đây không phải là tình yêu hay tình bạn; nó là 1 trò chơi “trở thành ai đó”. Facebook chỉ là phiên bản lưu trữ trên Internet của trò chơi phổ quát này mà thôi. Bản chất trò chơi đã trở nên quá sức rõ ràng, mục tiêu là chứng tỏ bản thân. Tất cả chúng ta đều ganh đua tìm bản sắc. Ta đánh giá bản thân so với người khác. Ta muốn biết xem người khác nhìn nhận về ta ra sao và so sánh điều đó với cách ta nhìn nhận người khác và bản thân mình. Hết thảy đều trở thành 1 đống lộn xộn của “so bì hơn thua”.

Có lẽ ta nghĩ rằng ý kiến của người khác có quyền năng định hình chúng ta thành ai đó đích thực là ta. Nếu không, vì đâu ta lại cảm thấy bị chối bỏ khi ta không ở trong danh sách bạn bè hàng đầu (top friends) của người nào mà ta ngưỡng mộ? Nếu không, vì đâu ta lại nóng lòng háo hức khi Facebook nói với ta rằng “anh-X-chị-Y nào đó trả lại 1 câu hỏi về bạn”?

Ta viết lên dòng thời gian vì ta muốn tất cả mọi người biết rằng ta đủ hay ho để chuyện trò với 1 vài người nào đó. Khi ta đăng tải trạng thái quan hệ của ta nhiều lần, thì chỉ là muốn nói rằng, “Ê, nhìn đây, anh chàng/cô nàng này nghĩ là tôi có giá trị đấy nhé. giờ thì các người thực sự phải tin là tôi không xoàng đâu đấy.” Khi ta nhận được những dòng thông báo nho nhỏ kiểu, “anh-X-chị-Y nghĩ rằng bạn hấp dẫn hơn,” ta tự hỏi, “Hấp dẫn hơn ai cơ?”

Vì đâu mà chúng ta lại quá ám ảnh với chuyện phải tốt đẹp, hay ho hơn những người xung quanh vậy? Tại sao những trò vui ngốc nghếch này đe dọa bản sắc của ta đến độ ta cam tâm tình nguyện xếp hạng bạn bè mình? Xếp hạng bạn bè để đảm bảo chắc chắn rằng ta được thích là tàn nhẫn không chối vào đâu được. Ta đang xây dựng các bạn bè mình thành những bậc thang để chứng tỏ giá trị bản thân. Ta đang sử dụng những người khác để thúc đẩy hình ảnh bản thân mình. Rõ ràng đây không phải là con đường đúng đắn để tìm kiếm bản thân. Ta đã đánh mất bản thân mình từ khi nào vậy? Liệu chính cuộc tìm kiếm này có chính đáng chăng?

Mất đi chính là tìm được

Mất đi chính là tìm được
Mất đi chính là tìm được

Thực sự là mỗi con người đều có giá trị kiểu có 1 không hai. Thực sự là tất cả chúng ta đều sở hữu tính cách, tài năng, gia đình và địa vị khác nhau. Dù vậy, không có gì trong số những thứ đó đảm bảo giữ chắc bản sắc cho ta. Thứ nào trong số đó cũng có thể đột nhiên biến mất. Khi ấy, mình sẽ là gì đây không biết?

Vấn đề là ta đang tìm kiếm không đúng nơi đúng chỗ. Ta không thể kiếm tìm bản sắc của mình ở người khác. Ta không thể kiếm tìm nó ở những việc ta làm.

“Tôi cứ nghĩ mãi về mọi người, sao ai cũng cô đơn quá chừng.

Nhưng khi tôi ngắm nhìn những vì sao,

Khi tôi ngắm nhìn những vì sao, tôi thấy ai đó khác

Khi tôi ngắm nhìn những vì sao,

Những vì sao, tôi cảm thấy trọn vẹn về chính mình.”

Lời của ca khúc When I Look at Stars, nhóm Switch foot.

(Nguyên văn:

“I’ve been thinking ’bout everyone, everyone look so lonely,

But when I look at the stars,

when I look at the stars I see someone else

When I look at the stars,

the stars, I feel like myself.”)

Một thử thách

một vài thử thách
một vài thử thách

Facebook là 1 sân khấu cho sự suy tàn ở con người. Nó đưa thói vị kỷ và hư hỏng tồi tệ ra dưới kính hiển vi. Có lẽ cái nhìn sẽ được phóng đại về các khía cạnh sẽ giúp ta thấy được bức tranh toàn cảnh thế nào. Khao khát có được các mối quan hệ không có gì là xấu. Nhưng vấn đề này chỉ nảy sinh từ 1 thứ tốt đẹp đã bị vặn vẹo méo mó. Ta được tạo ra để thành lập cộng đồng, nhưng ta không được phép biến các mối quan hệ thành phương tiện thỏa mãn bản thân. Chính nó phá hỏng yêu thương. Ta không thể đòi hỏi người khác phải quan tâm đến ta, nhưng ta có thể và rất nên yêu thương và trân trọng mọi người.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ta lật ngược thói vị kỷ? Sẽ ra sao nếu ta hết lòng gắn bó? Sẽ ra sao nếu ta đầu tư thời gian cho mọi người thay vì thét gào đòi chú ý? Sẽ ra sao nếu ta tỏ ra hào hứng hiểu hơn về người khác thay vì băn khoăn tự hỏi sao chẳng ai đủ quan tâm để hỏi xem ta đang thế nào? Sẽ ra sao nếu ta cũng bối rối bộn bề cùng những bạn bè đang tổn thương đau đớn, thay vì than van rằng ta là kẻ duy nhất khốn khổ trên đời? Sẽ ra sao nếu ta tìm cách làm việc tốt cho người khác thay vì chỉ chăm chăm lợi dụng họ? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta thôi dò xét người khác và bắt đầu yêu thương họ? Hãy làm như thế!

Một số gợi ý:

  • Tự hỏi bản thân: “Có ai đó mình qua lại trên Facebook nhưng không trò chuyện trực tiếp không? Những lý do đó có chính đáng không?”
  • Tham gia các cuộc trò chuyện trực tuyến có ý nghĩa. Khơi ra chủ đề thay vì chỉ viện đến lối trò chuyện hời hợt bề mặt thông thường.
  • Nếu bạn phát hiện ra điều gì đó khác thường trong đời sống của ai đó trong phần cập nhật tin tức, hãy gửi tin nhắn riêng hỏi thăm họ về việc đó.
  • Gọi điện cho các bạn bất cứ khi nào bạn muốn trò chuyện với họ. Kể cả trong trường hợp họ đang có mặt trên mạng.
  • Dùng email thay vì đăng công khai cuộc trò chuyện của các bạn cho cả thế giới thấy được.
  • Duy lý 1 chút. Chớ có đăng nhập Facebook mà không có mục đích cụ thể. Chớ có ham vui đây đó bằng cách bấm vào mọi thứ trên mục cập nhật tin tức. Nếu bạn chỉ kiểm tra các thông báo, thì đóng trang lại ngay khi đã kiểm tra xong.
  • Đặt ra giới hạn thời gian sử dụng Facebook.
  • Trò chuyện với những người ở sẵn xung quanh bạn. Làm việc gì đó cùng với cả gia đình.
  • Gửi thư tay cho ai đó. Thời gian và công sức bỏ vào lá thư chứng tỏ rằng người đó xứng đáng với sự quan tâm của bạn.
  • Khi bạn hỏi han tình hình của ai đó, chớ có hài lòng với câu trả lời “Cũng ổn.” Hãy hỏi sâu thêm 1 chút. Đặt ra những câu thật nhiệt tình quan tâm. Xin nhớ cho, ai cũng muốn người khác biết về mình.
  • Hãy cho mình được mềm yếu dễ tổn thương. Bạn sẽ không được nhìn thấy những điểm bất toàn ở người khác nếu bạn không chịu để lộ những bất toàn ở chính mình.
  • Làm việc gì đó thiết thực cho người khác.
  • Yêu thương ai đó không thể yêu thương lại bạn.
  • Hãy can đảm! Dám mạo hiểm!

“Yêu thương, suy cho cùng, là mong manh dễ vỡ. Yêu bất cứ thứ gì, và trái tim bạn chắc chắn sẽ chịu vò xé và có thể là tan vỡ. Nếu bạn muốn giữ trái tim nguyên lành trọn vẹn, bạn không được trao nó cho ai hết, thậm chí là 1 con vật. Hãy bọc gói nó cẩn thận bằng những sở thích và thú vui vặt vãnh; né tránh mọi rối rắm phức tạp; khóa chặt nó vào thứ bình đựng tro hay quan tài của thói vị kỷ trong bạn.” – Trích The Four Loves, C.S. Lewis

284 views