Facebook và bảo mật cá nhân: Tại sao lại quan trọng

Tri thức là sức mạnh. Không có cách nói nào hay hơn để tóm lược thời đại thông tin chúng ta đang sống. Trong 1 thế giới số hóa cao độ, thật dễ để mọi người thu thập thông tin về bạn nếu bạn có sử dụng hình thức công nghệ nào đó. Trên thực tế, bạn càng đưa công nghệ trở thành 1 phần trong cuộc sống của mình, thì càng dễ để thu thập thông tin tuyệt mật của bạn.

Trái ngược với suy nghĩ phổ biến của mọi người, những “kẻ xấu” không cần viện đến những phương cách bất hợp pháp để làm việc đó. Những gì bạn nói hoặc làm trên mạng từ máy tính cá nhân, máy tính xách tay hay thiết bị di động đều có thể bị rò rỉ ra từ miền chung của Internet. Điều này càng đặc biệt đúng với những trang mạng xã hội như Facebook.

Kể từ ý tưởng khởi nguồn hồi năm 2004 đến 2013, Facebook đã có 1,23 tỉ người dùng hoạt động, khiến trang này trở thành mạng xã hội phát triển nhanh nhất và lớn nhất trong lịch sử. Hàng triệu hàng triệu người truy cập hằng ngày, sẵn sàng cập nhật trạng thái và kiểm tra các cập nhật của bạn bè. Nếu bạn không tham gia vào Facebook, có thể bạn sẽ phải nếm trải cảm giác “thiếu hụt thông tin” kiểu gì đấy so với các bạn bè đồng trang lứa vốn viện đến Facebook để lan truyền thông tin.

Có lẽ bạn sẽ phải nghe tin về chuyện đám cưới đám hỏi, nghỉ ngơi chơi bời, những muộn phiền rắc rối của họ, nhưng là mãi về sau. Thực ra là, những mối quen biết của họ có khi còn biết tin trước cả bạn, chỉ vì bạn của bạn đã “kết bạn” với những người đó trên Facebook. Nếu chế độ riêng tư của Facebook là mặc định, thì bất cứ người lạ nào trên mạng cũng tiếp cận được.

Cũng buồn cười 1 chuyện, đó là ta đều biết rõ Facebook thu thập dữ liệu về ta và có lẽ chia sẻ những thông tin ấy cho 1 bên thứ 3 nào đó mà không có sự cho phép của ta, thế nhưng ta vẫn chẳng lấy thế làm bận tâm. Nói cách khác, những thứ ta đăng lên Facebook không hẳn đã được xóa bỏ khi ta “xóa” (delete) chúng khỏi tài khoản hoặc dòng thời gian trên trang cá nhân của ta; chúng vẫn trôi dạt đâu đó trên không gian ảo, có thể còn được dùng để buôn bán trao đổi.

Thế nhưng ta vẫn cứ tiếp tục đăng lên những thứ cực kỳ riêng tư, cứ như thể đè nén nhận thức về vi phạm quyền riêng tư của ta vào tận sâu trong tiềm thức vậy. Hay có thể 1 số người trong chúng ta nghĩ suy cho cùng đấy vẫn là 1 ý tưởng tuyệt vời, vì ta có được những thông tin mà ta quan tâm và phù hợp với ta, thay vì mấy thứ quảng cáo rác vẩn vơ nào đấy.

Vậy thì, những điều này đưa ta đến với 1 câu hỏi: Liệu ta có đang đánh đổi sự riêng tư của mình chỉ vì 1 mạng xã hội hay ho nào đó?

Có 2 vấn đề quyền riêng tư đang bị đe dọa ở đây. Ở cấp độ cá nhân, công khai hóa đời sống của bạn trên mạng, nơi tất cả mọi bài đăng và bình luận của bạn đều được công khai để mọi người dù thích hay không thích đều có thể tiếp cận, có vẻ là 1 việc không được hay cho lắm. Ở bối cảnh rộng hơn, khả năng bí hiểm của Facebook trong việc khai thác thông tin là 1 ý tưởng đáng sợ và đầy quyền năng, nhất là khi đa số chúng ta đều không hề hay biết phạm vi thực sự.

Công khai hóa đời sống của chúng ta

Công khai hóa đời sống của chúng ta
Công khai hóa đời sống của chúng ta

Mặc dù Facebook cung cấp cho ta các tùy chọn cài đặt riêng tư, ví dụ ta có thể điều chỉnh tài khoản để chỉ cho phép các bạn bè xem được bài đăng của ta, thực tế vẫn không đủ đảm bảo rằng chỉ những người bạn mong muốn mới nhìn thấy được dữ liệu của bạn.

Nói về Internet thì ngốc đến đâu cũng hiểu được vài điều. Mọi người vẫn có thể “tag” bạn vào ảnh riêng của họ (trước khi bạn tìm cách loại bỏ), và nó có thể được các bạn bè hoặc người lạ nhìn thấy (nếu những người dùng này đặt chế độ “công khai” cho trang của họ). Kể cả có làm đến mức là chỉ hiện các bài đăng cho bạn bè trong danh sách, thì vẫn có nhiều cách để mọi người thu thập thông tin về bạn. Ví dụ, họ có thể “nghía trộm” vào tài khoản của 1 người bạn chung nào đó và xem xem bạn đăng những gì.

Tình huống xấu nhất là, ta có thể đụng phải những kẻ rình mò trên không gian mạng.

đụng phải những kẻ rình mò trên không gian mạng.
đụng phải những kẻ rình mò trên không gian mạng.

Rình mò trên mạng không chỉ ngụ ý đời sống trực tuyến của bạn; đôi khi còn chuyển sang đời sống bên ngoài của bạn nữa. Ví dụ, 1 thực tế là người dùng Facebook thích đánh dấu địa điểm ở những nơi họ đến (bạn bè cũng có thể đánh dấu địa điểm của bạn) hay đăng các tuyến đường đi lại thường xuyên thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động, tất cả đều dễ dàng trở thành mục tiêu của những kẻ rình mò. Những thông tin như thế, khi được tích lũy và phân tích, sẽ trở nên đặc biệt hữu ích để chúng rình mò các nạn nhân ngoài đời thực. Nó có thể xảy ra với tất cả chúng ta, nhưng nó đã thực sự xảy ra với 1 vài nạn nhân bất hạnh.

Vậy thì tại sao chúng ta lại đi đăng những chi tiết về thói quen thường nhật như thế?

Phải chăng với 1 số người, nhu cầu kết nối trên mạng xã hội còn lớn hơn nhiều so với nhu cầu bảo vệ riêng tư bản thân. Hay có lẽ chỉ là ta vẫn chưa thể hiểu chính xác mức độ nghiêm trọng của việc tiết lộ thông tin trên mạng. Hay chỉ là ta gạt bỏ khả năng việc này có thể xảy đến với mình. Bất kể lý do là gì đi chăng nữa, chúng ta nên tập cảnh giác và không cho biết quá nhiều thông tin về bản thân, để sự riêng tư của ta bị xâm phạm và cuối cùng là vướng phải những rắc rối khôn lường.

Khai thác thông tin?

khai thác thông tin
khai thác thông tin

1 trong những than phiền phổ biến về Facebook là việc liên tục xem xét và thay đổi chính sách quyền riêng tư. Rõ ràng là, người dùng Facebook không mấy hài lòng với ý tưởng Facebook chia sẻ thông tin với các công ty và cho phép các nhà phát triển ứng dụng ở bên thứ 3 có được thông tin tương tự. Để dỗ dành người dùng, Facebook đưa ra vài thay đổi cho chính sách quyền riêng tư. Nhưng, cũng đồng thời, trang mạng xã hội này vẫn tiếp tục thu thập thông tin từ những người dùng khác về chúng ta và chú ý đến nhất cử nhất động của ta.

1 chuyện vẫn nằm trong vòng bí mật, đó là Facebook khai thác bao nhiêu thông tin từ chúng ta, nhưng các quảng cáo ta nhìn thấy khi ta truy cập vào Facebook dường như được nhào nặn cho phù hợp đến lạ lùng với những sở thích và nhu cầu của ta. Facebook là 1 dịch vụ miễn phí, nên các quảng cáo này chính là nguồn chủ yếu sinh ra doanh thu.

Viễn cảnh bày ra ở đây là Facebook cóp nhặt các chi tiết về chúng ta, ví như số liệu thống kê dân số, những thứ ta đăng và bình luận, cách ta tương tác với quảng cáo và phân tích chúng ta để xác định xem sở thích của ta là gì, nhờ vậy nó có thể phát hiện ra những loại quảng cáo nào sẽ có tỷ lệ thành công (số lần người dùng nhấp chuột) cao hơn. Với lối gián điệp ấy, giờ đây Facebook có thể đặt quảng cáo 1 cách hiệu quả, phù hợp với chúng ta vào bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào hành vi và tương tác của ta với Facebook.

Sử dụng 1 hệ thống như vậy để giám sát người dùng và đặt các quảng cáo phù hợp đảm bảo thu lợi tốt hơn cho các nhà quảng cáo, điều này đến lượt nó sẽ làm tăng doanh thu cho Facebook. Có thể cách thức vận hành không hẳn chính xác như vậy, nhưng là 1 quá trình rất có khả năng xảy ra.

Với rất nhiều thông tin thu được từ số lượng người dùng khổng lồ, Facebook cũng có vị trí tuyệt hảo để cung cấp dữ liệu thị trường giá trị cho các công ty, tổ chức. Facebook sở hữu 1 hiểu biết mà không có nhiều công ty, tổ chức có được, và hiểu biết ấy chính là tài sản của nó, từ đó có suy đoán rằng Facebook thực sự bán những gì họ thu thập từ chúng ta và kiếm lời từ đó. Ngay lúc này, ta có thể chắc chắn rằng sự riêng tư của mình đang bị đe dọa vì những gì ta làm trên Facebook có thể bị giám sát chặt chẽ, lưu trữ và trao đổi mà không được sự cho phép của ta.

232 views