Từ xa xưa, cỏ mần trầu được biết đến là loại cỏ dại mọc hoang. Chính vì thế, rất ít người biết tới tác dụng, lợi ích từ cây cỏ “bỏ đi” này mà không hề biết rằng, ở nhiều nơi trên thế giới nó được xếp vào loại cỏ “quyền lực”, đặc biệt là trong y dược cổ truyền. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loài cây này cũng như lợi ích mà chúng mang lại qua bài viết dưới đây:
- Đặc điểm của cây cỏ mần trầu
Tác dụng “thần kì” của cỏ mần trầu
Một số bài thuốc dân gian chữa thận từ cỏ mần trầu
Tác dụng khác của cây mần trầu
Tác dụng khác của cây mần trầu
Đặc điểm của cây cỏ mần trầu
Cây cỏ mần trầu là gì?
Tên nước ngoài: Crowfoot grass. Tên Hán: dã kê thảo (móng gà rừng). Tên Latin là Eleusine indica (L) Gaertn, họ Lúa (Poaceae)
Ở nhiều địa phương, cỏ mần trầu (hay màn trầu) còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu tâm thảo, cỏ chỉ tía,….Người Tày gọi là Hang ma, người Ba – na gọi là Cao day, người Thái gọi là Hìa xú xan…
Cỏ mần trầu là loại cây thuốc nam quý, mọc dạng bụi, thân thảo, sống lâu năm.
Phân bố
Đây là một loại cây cỏ dại rất dễ tìm, ở rất nhiều nơi, nhất là vệ đường, bãi cỏ, bãi đất trống, khu vực bờ ruộng…
Ngoài nước ta, cây cỏ mần trầu còn được tìm thấy ở một số nước trên thế giới như Campuchia, Trung Quốc, Lào và một số nước nhiệt đới khác.
Mô tả hình dạng
Mần trầu rất dễ nhận ra bởi cây mọc dạng bụi, có rễ mọc rất nhanh. Thân bò dài ở gốc, cao khoảng 30 – 90 cm. Phần thân thường dài ở gốc, sau đó phân nhanh, phát triển thành bụi.
Lá đơn, mọc so le, dài trung bình 20 – 25 cm. Phiến lá dài, nhọn., mặt trên lá có lông ngắn, cứng; mặt dưới trơn, nhẵn và có màu xanh đậm hơn.
Cụm hoa là bông xẻ ngón, có khoảng 5 – 7 bông, mọc ở ngọn, xếp tỏa tròn như những cái chong chóng, lá nhỏ dài.. Mỗi bông lại mang nhiều hoa nhỏ.
Thu hái – Sơ chế
Tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng.
Cây thường được thu hoạch vào mùa khô. Sau khi nhổ cả cây, đem rửa thật sạch đất và nhặt bỏ lá hỏng, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Nếu dùng khô thì đem phơi khô rồi cắt ngắn, sau đó bảo quản cẩn thận ở nơi khô ráo, thoáng mát, để dùng dần. Tránh tình trạng ẩm mốc
Cỏ mần trầu có thể thu hái quanh năm,nhưng tốt nhất vẫn là thời điểm đầu thu – cuối hè.
Tác dụng “thần kì” của cỏ mần trầu
Trong dân gian, cỏ mần trầu đặc biệt được sử dụng nhiều cho việc chữa bệnh thận như sỏi thận, viêm thận rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn có một số tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, mát gan bởi vị ngọt đắng, tính mát; dùng trong trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, sốt,..
Chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang:
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g cổ mần trầu, 20g lá từ bi, 20g kim tiền thảo, 20g ké hoa đào.
Đem tất cả những nguyên liệu trên đem sắc với 400ml nước. Lấy nước uống hàng ngày, kiên trì mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều; kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Sau một thời gian điều trị, nếu người bệnh thấy không hiệu quả nên đổi phương pháp điều trị khác phù hợp với cơ địa.
Chữa bệnh viêm thận cấp, mãn tính, suy thận:
Chuẩn bị nguyên liệu: 40g cỏ mần trầu, 40g cây tầm gửi, 20g rau mèo, 20g kim tiền thảo, 20g cỏ xước.
Đem tất cả nguyên liệu sắc với nước và uống liên tục trong vòng một tháng, tuyệt đối không bỏ thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng khác của cây mần trầu
Chữa đại tiện ra máu đen:
Chuẩn bị: mỗi thứ 1 nắm (cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu, cây ké, rễ tranh, trắc bách diệp, rau má), 2 nắm cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 5 củ sả, 3 lát gừng, 2 muỗng than tóc.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc, đồ ngập nước rồi nấu cho đến khi còn 2 chén.
Chia ra uống 2 lần mỗi ngày.
Điều trị băng huyết:
Chuẩn bị nguyên liệu: mỗi thứ 1 nắm gồm: cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, 10 lát sả, 10 lát gừng, 1 vỏ quýt
Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm nước và sắc cho đến khi còn 2 chén nước.
Chia ra dùng 2 lần trong ngày
Chữa tóc gãy, khô cứng, tóc bạc:
Dùng khoảng 40 – 50g cỏ mần trầu đun sôi kĩ, lấy nước để gội đầu hàng ngày, liên tục trong 2 tuần để có kết quả rõ rệt.
(Theo Lương ý Hoàng Duy Tân)
Chữa cao huyết áp:
Lấy 500g cỏ mần trầu tươi, rửa sạch, giã nát rồi thêm vào một bát nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước uống 2 lần trong ngày: sáng và chiều (có thể cho vào ít đường để dễ uống)
Chữa chứng đái dầm ở trẻ con:
Lấy 20g cỏ mần trầu, 20g rau ngổ, 20g mùi tàu, 10g cỏ sữa lá nhỏ. Đem rửa sạch, thái nhỏ rồi sắc lấy nước cho trẻ uống sau khi ăn chiều.
Chữa sỏi tiết niệu:
Lấy 40g cỏ mần trầu, 20g bông mã đề, 20g lá tre, 16g sinh địa, 8g mộc thông, 8g chi tử, 8g cam thảo, 12g hương phụ chế. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Chia 3 lần, dùng liên tục trong 10 ngày. Nếu tiểu tiện ra máu thì có thể thêm vào 20g rễ cỏ tranh.
(Theo Lương y Lê Mậu Biền)
Chữa nứt môi, lưỡi tưa do nóng sốt:
Cho vào nồi 1 nắm cỏ mần trầu, rau ngót, cỏ mực, rễ chanh, lá muồng trâu, rau má, cây ké, 2 khúc nhỏ bí đao, 1 nắm nhỏ đậu xanh, sắc lấy nước uống trong ngày.
(Theo Lương y Nguyễn Văn Phấn)
Chữa vú sưng đau trong thời kì cho con bú:
Chuẩn bị nguyên liệu: 40g cỏ mần trầu, 20g thổ phục linh, 12g bồ công anh, 40g ngỗ đất, 20g lá ớt, 20g rau sam, 20g cỏ the, 40g măng sậy, 16g me đất, 20g măng tre già, 20g củ cỏ ống, 20g dây hoàng đằng, 16g chó đẻ răng cưa, 40g lá vông nem, 16g dây cườm thảo, 40g lá vông nem, 40g khổ qua, 40g cỏ mực và 40g rễ tranh.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cho đến khi còn 2 bát thì tắt bếp.
Chia ra uống trong 2 lần cho đến khi lành bệnh.
Một số lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu
Để đảm bảo cho việc điều trị bệnh cần đảm bảo cỏ mần trầu được chữa bệnh là cỏ sạch, được trồng ở khu đất sạch, không bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Những thông tin trên về hiệu quả của cỏ mần trầu có lẽ đã giúp bạn hiểu hơn về khả năng chữa bệnh cũng như lợi ích bất ngờ mà loại cây này mang lại. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của từng người mà hiệu quả của việc chữa trị đó có thể có sự khác nhau. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng!
189 views
Bài viết liên quan