Hiểu quy luật này, cuộc sống trở nên dễ dàng, tươi đẹp

Đôi khi ta cảm thấy cuộc đời thật mệt mỏi, mọi việc dường như đều không như ý. Nhưng sống cũng như chơi “game”, hiểu được luật chơi sẽ giúp ta thuận lợi hơn rất nhiều. Thay vì than vãn, hãy cùng khám phá các “luật chơi” đó để sống cuộc đời thật thăng hoa. Rồi bạn sẽ thấy, thật ra cuộc đời rất tươi đẹp, chỉ là ta chưa biết cách khám phá đấy thôi.

Hoàn thành hơn hoàn hảo

Có những người theo đuổi sự hoàn hảo, cái gì cũng muốn làm cẩn thận, tỉ mỉ, đạt kết quả tốt nhất. Tỉ mỉ cũng rất tốt, nhưng là với những việc cần thiết. Hoàn hảo tưởng là tốt nhưng có khi nó lại là lý do gây trở ngại cho sự thành công của bạn.

Người theo đuổi sự hoàn hảo thường nhìn vào chi tiết mà không có cái nhìn đại cục. Người có cái nhìn đại cục sẽ biết cái gì quan trọng cần tập trung, cái gì ít quan trọng thì không nên dành quá nhiều thời gian cho nó, biết cái gì cần làm trước, cái gì cần làm sau… Nếu tập trung cái gì cũng làm hoàn hảo thì kết quả công việc có thể không kịp tiến độ, không hoàn thành. Đây là một sai lầm. Vì thế, bạn đừng bị sự hoàn hảo làm cho mê muội. Hãy nhớ rằng, hoàn thành hơn hoàn hảo.

hiểu quy luật cuộc sống dễ dàng (1)
hiểu quy luật cuộc sống dễ dàng (1)

Cần cù bù thông minh

Con người sinh ra không ai giống ai, từ hoàn cảnh, tính cách, sở thích, khả năng… Có những người được trời cho các ưu điểm khiến cuộc sống thuận lợi như nhan sắc xinh đẹp, tài năng bẩm sinh chẳng hạn hát hay, vẽ đẹp… Có những người thua thiệt hơn khi sinh ra chẳng có nhan sắc, chẳng tài năng gì, hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn…  Nhưng may mắn thay, để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, có thứ ta có thể chủ động được, chứ không phải do trời định sẵn, không thể thay đổi, đó là sự cần cù.

Sự cần cù là tài sản vô giá cho những ai biết tận dụng nó. Có những người sinh ra có sẵn tài năng hoặc tư duy tốt, hoàn cảnh thuận lợi… nhưng nếu lười biếng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô cùng đáng tiếc. Có những khả năng hạn chế, hoàn cảnh khó khăn… nhưng nhờ sự cần cù, có thể tạo nên cuộc đời đáng nể, làm nên những điều tốt đẹp, phi thường.

Chịu được khổ mới có được thành công

Sống khó hay dễ? Cuộc đời này vui hay buồn? Cái gì dễ, cái gì khó? Nên sống như thế nào? Bạn có hay đặt ra những câu hỏi như thế không? Tự mình tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi kiểu như vậy sẽ khiến bạn sống dễ chịu hơn, vì bạn đã tìm ra được một số nguyên tắc của cuộc đời. Làm theo những nguyên tắc đó, cuộc sống ta thuận lợi hơn. Không hiểu hoặc không làm theo các nguyên tắc đó, cuộc đời ta sẽ khó khăn hơn.

Một trong những nguyên tắc của cuộc đời là muốn làm nên sự nghiệp gì thì phải chịu được những phiền phức. Ai cũng muốn cuộc sống dễ chịu, thảnh thơi. Nhưng an nhàn, thoải mái thì chẳng kiếm được tiền, chẳng có được thành công.

Bạn nghĩ để làm nên sự nghiệp thì thế nào? Có nhàn nhã không? Có thảnh thơi không? Có phải chịu những phiền phức không? Có gặp phải những chuyện khó chịu không? Nếu muốn nhàn nhã, nếu muốn thoải mái thì hãy chấp nhận cuộc sống bình bình, thậm chí là bị thiếu thốn, thậm chí là bị coi thường.

Để làm nên sự nghiệp gì đó, ta phải chăm chỉ, ta phải vất vả. Đó là điều không cần bàn cãi. Không vất vả chắc chắn không tạo nên sự nghiệp gì. Để làm nên sự nghiệp, không những ta phải gặp những chuyện khó chịu, mà ta còn phải tìm cách giải quyết những khó chịu đó một cách khéo léo, đúng đắn nhất.

Muốn làm nên sự nghiệp, ta phải xác định là mình sẽ gặp nhiều phiền phức, nhiều chuyện không như ý. Công việc của ta sẽ liên quan đến nhiều người, mỗi người một ý, mỗi người đều muốn giành quyền lợi cho mình. Để làm nên sự nghiệp, ta phải biết đối diện với các phiền phức, có khi phải biết dung hòa với người khác, có khi phải quyết liệt làm theo ý mình. Không có gì tốt mà lại dễ dàng cả.

Càng chịu được phiền phức bao nhiêu, càng chịu được áp lực bao nhiêu ta càng dễ thành công bấy nhiêu.

hiểu quy luật cuộc sống dễ dàng (3)
hiểu quy luật cuộc sống dễ dàng (3)

Giúp mình rồi hãy giúp người

Chúng ta thường được khuyên bảo là hãy sống nhân ái. Chúng ta cũng thường được kêu gọi trợ cấp, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn. Nghe những lời kêu gọi đó ta cũng muốn làm theo. Nếu không làm, ta nghĩ liệu mình có phải là người không tốt.

Đôi khi ta cũng trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ta không biết có nên chia sẻ chút tiền ít ỏi của mình cho người cũng khó khăn hay không. Nhìn thấy người khác sống khổ sở ta cũng thương họ mà không biết có nên giúp đỡ không vì ta cũng chẳng giàu có gì. Nếu giúp đỡ rồi sau này ta cũng gặp khó khăn không xoay sở được thì sao.

Trước khi giúp người khác thì hãy giúp mình đã. Có câu: Lòng nhân từ đúng chỗ bắt đầu từ bản thân mình. Nếu ta đang khó khăn, thiếu thốn mà ta giúp đỡ người khác khiến mình và gia đình mình càng khó khăn, khổ sở hơn thì không nên. Khi ta khổ sở, ta có thể tạo ra các năng lượng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến không khí và mọi người xung quanh. Chẳng hạn nhà còn thiếu tiền học cho con, ta lo lắng trong lòng, khuôn mặt ta đăm chiêu, từ bên trong người ta toát ra sự lo lắng khiến mọi người cảm thấy ngột ngạt. Đó là điều không nên.

Nếu ta giúp bản thân mình trước, khiến cho mình và gia đình mình ổn trước thì đó cũng là mang lại sự tốt đẹp cho cuộc đời rồi. Bởi vì khi ta không phải lo toan quá nhiều, khuôn mặt ta vui vẻ, bên trong ta toát ra sự thoải mái khiến mọi người ở quanh ta cũng cảm thấy dễ chịu. Như vậy là ta mang năng lượng tích cực đến cho mọi người, cũng là một cách giúp đỡ mọi người rất ý nghĩa.

Bởi thế, đừng lăn tăn khi mình chưa thể giúp người khác. Cứ giúp bản thân và gia đình mình trước đã. Không ai trách bạn vì điều đó đâu. Bởi bạn và gia đình bạn ổn đã là một cách giúp xã hội rồi. Khi bạn ổn, sau đó bạn sẽ có nhiều năng lượng, kiếm được tiền, lúc đó sẽ giúp được nhiều người hơn. Khi bạn không ổn, phần bạn giúp người khác chẳng được bao nhiêu, hơn nữa lại còn làm bản thân và gia đình thêm khổ sở, như vậy cũng không nên.

hiểu quy luật cuộc sống dễ dàng (2)
hiểu quy luật cuộc sống dễ dàng (2)

Nghe nhiều mới hay

Có một phẩm chất mà ai cũng nên học, đó là: đợi người khác nói xong. Điều này tưởng đơn giản nhưng thực ra không hề dễ dàng. Tuy nhiên rèn luyện “đợi người khác nói xong” là điều rất cần thiết. Nó đòi hỏi ta phải nhẫn nại khi nghe người khác nói. Nó cần ta phải tôn trọng đối phương, và có như thế ta mới được mọi người tôn trọng. Nó luyện cho ta việc lắng nghe người khác, và quan trọng hơn là có được sự đồng cảm với người khác. Đợi người khác nói xong cũng là lúc ta cố nắm bắt ý đối phương, tìm hiểu xem nguyên do nào khiến họ có ý kiến như vậy, nếu ta ở cùng điều kiện với họ liệu ta có suy nghĩ giống họ không…

Đợi người khác nói xong không chỉ khiến cho ta trở thành người lịch sự mà còn khiến cho ta trở thành người rộng lượng, nói chuyện có duyên… Bởi vì thật ra trong một buổi nói chuyện không phải nói nhiều là tốt, mà nghe nhiều mới là hay.

105 views