Mẹ có biết thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh?

Trẻ nhỏ sẽ rất dễ rước bệnh vào người do những thói quen tưởng chừng như bình thường.

Mẹ đã biết chưa? Có những thói quen không chỉ cản trở sự phát triển khỏe mạnh của bé mà thậm chí còn khiến bé dễ mắc bệnh.

Hãy cùng nhau tìm hiểu vài thói quen mà trẻ nhà bạn thường mắc phải nhé:

han5 che banh keo

1. Ăn nhiều bánh kẹo ngọt 

  • Đối với trẻ em, kẹo và bánh ngọt chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn của mình. Bé khó có thể từ chối một chiếc kẹo mút ngọt ngào hay một ổ bánh nhỏ xinh xinh. Thậm chí, nhiều bé còn “mê” đến nỗi bỏ cả bữa ăn vì… bánh kẹo. Tất nhiên, điều này không tốt một chút nào.

  • Trong kẹo thường chỉ chứa nhiều đường chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều bánh kẹo mà bỏ qua những bữa ăn hàng ngày, bé sẽ có nguy cơ bị thiếu chất dẫn đến còi xương và chậm lớn.

  • Hơn nữa, đường trong bánh kẹo còn là nguyên nhân làm giảm sự thích thú của bé với những món ăn khác. Nếu bé của bạn đang biếng ăn, cho bé ăn nhiều bánh kẹo chỉ càng làm cho bé chán ăn và còi cọc hơn mà thôi. Chưa kể, kẹo cũng là nhân tố gây ra các bệnh răng miệng cho bé, nhất là sâu răng. Bạn nên nhắc con súc miệng bằng nước hoặc đánh răng mỗi khi ăn đồ ngọt.

2. Bỏ bữa sáng

Bữa ăn sáng rất quan trọng, không chỉ với người lớn mà với trẻ con cũng vậy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc liên tục bỏ bữa sáng trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ nhất là đối với trẻ em, khi mà não vẫn đang trong thời kỳ phát triển.

bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng không tốt cho sức khỏe

Những bé thường xuyên ăn sáng sẽ thông minh, hoạt bát và phản ứng nhanh nhạy hơn đối với những tình huống bất ngờ. Vậy nên, dù bận đến mấy, bạn cũng không nên bỏ qua bữa sáng của con đâu đấy.

3. Nằm ngủ liền sau khi ăn no

Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử. Bên cạnh đó, nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài.

Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.

Lời khuyên: Không nên cho trẻ ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

Bạn có thể khuyến khích trẻ với các hoạt động nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ. Động viên trẻ cùng bạn ra ngoài đi dạo, tập vài động tác thể dục đơn giản, đánh răng, rửa mặt… Thời gian cho các hoạt động này là từ 15 đến 20 phút và vẫn đảm bảo rằng bé phải lên giường đi ngủ đúng giờ quy định.

4. Trẻ thức khuya

Yếu tố khiến trẻ thích phá vỡ quy tắc mỗi lần chuẩn bị đi ngủ có thể là trẻ mải xem bộ phim hoạt hình hấp dẫn, do trẻ ngủ trưa quá nhiều hay các thành viên khác trong gia đình nói chuyện ồn ào khiến bé khó ngủ… Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thức khuya nhiều khiến trẻ ngủ không đủ và sâu giấc. Việc thiếu ngủ có thể đem lại những tác hại cực kỳ xấu cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: Làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ. Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít sẽ dẫn tới việc tăng hormone kích thích cảm giác đói và làm giảm lượng hormone giúp giảm bớt cảm giác đói.

Ngủ ít làm bé khó phát triển chiều cao. Nhiều chuyên gia tin rằng, loại hormone tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 10 giờ đêm – 1 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất.

Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hormone này không thể hoạt động hết công suất giúp bé cao lớn thêm được.

Lời khuyên: Tạo cho trẻ một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, học hành phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định.

Khi cho con ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích. Sự vỗ về, ru nựng của bạn sẽ giúp con có cảm giác an toàn và yên tâm đi ngủ.

Không nên nói chuyện rì rầm bên cạnh khi trẻ ngủ. Trẻ sẽ không thể ngủ ngon nếu xung quanh có nhiều tiếng động ồn ào. Tốt nhất bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm cùng trẻ.

5. Cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt

Trẻ tầm 2 tuổi thường không để tay mình được nghỉ ngơi, chúng thích thú với việc cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt.

Việc cắn móng tay:

  • Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

  • Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.

  • Thói quen này không chỉ thường gặp ở trẻ nhỏ mà nhiều người lớn cũng có thói quen cắn móng tay.

  • Móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn, trứng các loại ký sinh trùng vì thế việc cắn móng tay còn khiến chúng ta nhiễm giun sán. Ngoài ra, cắn móng tay còn làm hại đến răng và làm mỏi khớp thái dương. Điều đó làm ảnh hưởng đến sức nhai và cách phát âm.

  • Để hạn chế cần thường xuyên cắt tỉa móng tay cũng là một cách để nhắc nhở bạn không được phá huỷ bộ móng tay.

    Hạn chế cho tre an bánh kẹo

Ngoáy mũi:

  • Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

  • Khi ngồi rảnh rỗi không có việc gì làm, nhiều người thường hay ngoáy mũi và cho rằng đây là cách vệ sinh cho mũi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, ngoài việc mất vệ sinh, ngoáy mũi có thể hủy hoại lông mũi, làm rách màng dính, gây chảy máu. Vì màng dính ở mũi rất mềm, mỏng và có nhiều mạch máu. Nguy hiểm hơn vi trùng theo ngón tay vào lỗ mũi, làm mũi bị viêm mạn tính, tắc lỗ mũi, đỏ mũi, sống mũi sưng đỏ lâu ngày không khỏi.…

Dụi mắt: Khi buồn ngủ hay ngứa mắt một chút trẻ thường dụi mắt. Việc đưa tay lên dụi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây xước, trợt lòng đen, ảnh hưởng thị lực.

Lời khuyên:

  • Rửa tay thường xuyên và giữ cho móng tay luôn ngắn để đất không bám vào, đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ và trẻ không có gì để cắn nữa.

  • Dạy con cách sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy thay vì sử dụng ngón tay để ngoáy mũi, dụi mắt.

  • Trẻ cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt thường vì đôi tay không có việc gì làm, thừa thãi. Bạn cần cho con luôn bận rộn với đôi tay của mình bằng những hoạt động vui khỏe có ích.

6. Ngậm thức ăn

Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé.

Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.

Lời khuyên: Khen và động viên khi trẻ ăn. Nếu trẻ tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để trẻ chú ý vào việc ăn uống hơn.

Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn. Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

7. Ngồi lâu trước màn hình

Với mọi thứ trong cuộc sống công nghệ ngày nay, từ ti vi cho đến máy tính bảng, trẻ gần như dùng đến màn hình 24/7. Trẻ mạnh khỏe không ngồi trước màn hình thường xuyên. Bạn nên giới hạn thời gian trẻ ngồi trước các loại màn hình dưới 2 giờ một ngày.

8. Thiếu vận động thường xuyên

  • Hãy vứt bỏ các món đồ chơi công nghệ đi. Trẻ khỏe mạnh tránh ngồi màn hình bằng việc vận động thường xuyên với các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các môn thể thao.

  • Trẻ mạnh khỏe cũng năng động hơn và sẽ tham gia vào các đội thể thao trong và ngoài trường, như thế “lịch” sẽ kín hơn, các hoạt động thể chất vui nhộn thấm sâu vào cuộc sống của trẻ hơn.

  • Hãy đăng ký cho trẻ tham gia vào các đội thể thao. Giữ trẻ năng  vận động càng nhiều càng tốt.

  • Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trường. Tìm khoảng thời gian để tập thể dục và thưởng thức cảm giác đắm mình trong thiên nhiên mỗi ngày. Dắt trẻ đi bộ trong công viên cùng bạn hoặc chỉ đơn giản là khám phá những chiếc lá rơi rụng ở sân nhà bạn.

9. Chưa chú ý giờ giấc ngủ

Ngủ, ngủ và ngủ. Trẻ đang phát triển cần ngủ nhiều hơn bạn nếu không muốn nói là rất nhiều. Hãy kiến thiết giờ ngủ và buộc con bạn tuân theo. Bình thường, trẻ độ tuổi đi học cần ngủ khoảng 10 tiếng, trẻ thiếu niên cần ngủ từ 8 tiếng rưỡi hoặc 9 tiếng rưỡi mặc dù điều này có thể hơi khó khăn. Khuyến khích trẻ ngủ nhiều lúc còn nhỏ, để khi lớn lên trẻ sẽ hiểu được cảm giác ngủ đủ giấc mỗi ngày tốt hơn như thế nào.

tre ngu du giac

11. Phải để tâm trạng trẻ vui vẻ

Cần bảo đảm con bạn làm chủ được cảm xúc của cuộc sống. Trẻ phải tham gia vào các hoạt động giúp giải tỏa tâm lý, đây chính là những liều thuốc tốt nhất giúp trẻ đối đầu với những vấn đề trong cuộc sống.

Quan trọng là trẻ cảm thấy vui vẻ. Các vấn đề phiền muộn thường bị xem nhẹ ở trẻ nhưng đây là vấn đề cần có sự đặc biệt chú ý từ các bậc phụ huynh. Tuy thường không đến mức cần phải điều trị bằng thuốc, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự buồn phiền cần phải được xem xét. Nó giống như một vòng lẩn quẩn, trẻ buồn phiền, ăn nhiều, ít vận động và cảm thấy thiếu tự tin về cân nặng của bản thân. Từ đó trẻ có thể không chơi thể thao và các hoạt động ngoại khóa mà trẻ vẫn rất thích trước đó.

12. Lười rửa tay

Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu bạn không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus…

Lời khuyên: Nói cho con biết vì sao cần phải thường xuyên rửa tay. Cho bé tự chọn loại xà bông có hương thơm và màu sắc mà bé thích.

Tập cho bé thói quen rửa tay đều đặn nhiều lần trong ngày, như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ.Một khi đã trở thànhthói quen, trẻ sẽ tự giác rửa tay mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

 13. Uống nhiều nước ngọt

Thông thường trẻ em thích uống nước ngọt. Tuy nhiên, thức uống có đường khi uống với số lượng nhiều là không cần thiết và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe:

Thừa cân: Thức uống ngọt có nhiều chất năng lượng và chứa rất ít dinh dưỡng. Thường xuyên uống thức uống ngọt có thể dẫn đến sự mất cân bằng năng lượng và tăng cân quá mức.

Sâu răng: Trẻ em uống nước ngọt giải khát và nước trái cây thường xuyên, có nguy cơ sâu răng.

Kén ăn: Thức uống ngọt có nhiều năng lượng làm trẻ em ít đói, không thèm các thức ăn khác. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Lời khuyên: Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước trái cây, sữa…Bổ sung nhiều rau và trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày của trẻTránh việc giữ thức uống ngọt trong nhà, không tạo thói quen uống nước ngọt cho trẻ

170 views