Trứng lá một món ăn gần gủi với con người, hầu như trứng xuất hiện trong hầu hết các buổi ăn của người Việt Nam nói riêng và của con người nói chung. trứng có nhiều loại như: trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng….Trứng phổ biến là vậy tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chế biến và bảo quản chúng. bài viết này mình sẻ giới thiệu tới các bạn mẹo để bảo quản và chế biến trứng.
Mẹo 1 đến 5:
- Cách giữu lòng đỏ trứng tươi lâu hơn: Lòng đỏ trứng sau khi được tách khỏi lòng trắng, nếu ngâm vào dầu vừng, lòng đỏ trứng sẻ giữ được lâu hơn trong vòng từ 2-3 ngày.
Cách giữ lòng đỏ trứng tươi
2. Cách giữ lòng trắng trứng tươi lâu hơn: Lòng trắng trứng thường được dùng để chế biến bánh, hoặc một số chị em dùng để xoa lên mặt để dưỡng gia. Lòng trắng trứng nhiều quá dùng không hết, ta có thể bảo quản bằng cách sau:
- Đựng lòng trắng vào bát, đổ lên trên nước đun sôi để nguội, như vậy có thể để được lòng trắng trứng thêm vài ngày mà không sợ bị hỏng.
- Nếu muốn lòng trắng trứng đặc lại, có thể cho một ít đường, một vài giọt nước chanh hoặc rắc lên vài hạt muối tinh.
3. Đánh trứng không được dùng đồ nhôm: Khi đánh trứng, không được dùng đồ nhôm vì dùng đồ nhôm không những ảnh hưởng đến màu sắc của trứng mà còn làm mất chất dinh dưỡng tronh trứng.
4. Đánh trứng nhanh cần cho thêm muối: Nếu muốn đánh trứng vừa nhanh lại vừa đều, trước khi đánh bạn cho vài hạt muối vào lòng trắng trứng, như vậy khi đánh sẻ nahnh và đều hơn.
5. Đánh trứng cần cho thêm nước lạnh: Khi đánh trứng bạn cho thêm vài giọt nước lạnh vào thì khi chiên trứng trứng sẽ giòn, ngon miệng hơn.
Mẹo 6 đến 10:
6. Cách phân biệt trứng sống và trứng chín: Đôi khi trứng sống và trứng chín để lẫn vào nhau rất khó phân biệt. Để phân biệt được trứng sống và trứng chín ta chỉ cần dặt trứng lên lòng bàn tay, quay nhẹ. Nếu là trứng chín trứng sẻ quay rất lâu. Tác dụng cùng một lực mà đã vừa quay như trên nếu là trứng sống nó chỉ quay vài vòng trươc skhi dừng lại.
7. Các phân biệt trứng mới và trứng cũ: Muốn biết trứng mới và trứng cũ ta có thể dùng muối để thử. trước hết ta cho một thìa muối vào trong chậu nước hòa tan. sau đó cho trừng vào trong chậu, nếu à trừng mới thì trứng sẽ chìn xuống dưới đáy chậu, còn nếu là trứng cũ thì trứng sẽ nỗi lên trên.
8. Phòng trứng bị nứt khi luộc: Khi lược trứng, trừng thường bị nứt làm cho các chất dinh dưỡng trong trứng bị trôi ra ngoài và mất đi. để đề phòng chuyện trứng bị nút trong khi luộc bạn có thể áp dụng biên pháp là luộc trứng từ lúc nước lạnh đun nhỏ lửa. nếu luộc bằng nước sôi ta phải cho trứng vào ngâm nước lạnh trước hoặc pha muối vào trong nước sôi rồi mới tiến hành bỏ trứng vào luộc. Nếu thấy hiện tượng võ trứng bị vỡ thì ngay lập tức cho vào nước một ít giấm để lòng trắng trứng không bị chảy ra ngoài.
9. Mẹo luộc trứng khi trứng đã bị vỡ: để đảm bảo việc luộc trứng không bị vỡ và bị mất chất dinh dưỡng ta nên cho trứng luộc vào trong nồi nước muối đặc đun sôi, lòng đỏ, lòng trắng sẻ không bị cháy ra.
10. Luộc trứng nên cho giấm vào để dễ bóc vỏ: khi luộc trứng các bạn nên cho thêm ít giấm vào để dễ bóc vỏ.
Mẹo 11 đến 15:
11. Cách làm ốp lếp trứng: Khi ốp lếp trứng, sau khi đập trứng cho vào trong chảo, ta nên nhỏ vài giọt nước nóng lên bề bề mặt trứng và xung quanh trứng. như vậy khi ốp xong quả trứng vừa mềm vừa bóng lại ngon miệng.
12. Tác dụng của bột mỳ khi tráng trứng: trước khi tráng tứng chúng ta phải rắc một ít bột mỳ vào chảo dầu nóng. Như vậy mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài và trứng sẽ giữ được màu vàng đẹp mắt.
13. Khi ráng trứng cho thêm một ít rượu vào trứng sẽ thơm ngon: khi rán trứng gà hay trứng vịt chúng ta cho thêm một ít rượu gạo hay rượu trắng vào thì trứng sẽ thơm ngon hơn.
14. Muối có thể điều chỉnh màu sắc của trứng: Khi dùng trứng để trang trí món ăn, nếu cần màu sắc của trứng đậm thêm một chút, ta chỉ cần cho vào trứng một ít muối rồi đánh đều lên, trứng tráng xong sẽ vàng tươi hơn bình thường.
15. Mẹo bóc trứng Bắc thảo: Khi bóc trứng bắc thảo ta chỉ cần bóc đi lớp màng và vỏ ở phần đầu to của trứng, còn đầu bé chọc một lỗ thủng nhỏ, sau đó dùng miệng thổi vào lỗ bé, trứng sẽ tự động rơi ra.
Mẹo 16 đến 20:
16. Cách thái trứng luộc: Khi thái trứng luộc thành từng lát mõng, chúng ta phải chú ý là trứng phải nguội hẳn mới được thái, khi thái nếu dùng dao thường thì coa một ít nước lên dao, như vậy khi thái miếng trứng sẽ nhẵn hơn.
17. Cách thái trứng bắc thảo: Trứng bắc thảo sau khi bóc xong nếu dùng dao thái, lòng đỏ trứng thường bị dính vào dao, vừa khó rửa lại vừa ảnh hưởng đến sự hoàn hảo của miếng trứng. Trong khi không có dụng cụ chuyên dùng để cắt trứng, ta có thể dùng một sợi dây ni lông thệt nhỏ hay một sợi dây thép bé quấn vòng quanh quả trứng, sau đó kéo đều tay, miếng trứng được cắt ra sẽ đều mà lòng đỏ lại không bị xây sát gì cả.
18. Khử vị đắng, chát của trứng bắc thảo: Khi ăn trứng bắc thảo, nếu phát hiện ra trứng có vị đắng hoặc cị chát, ta có thể cho thêm vào trứng một ít dấm và gừng giã nhỏ, mùi vị sẽ trở lại bình thường. Tùy khẩu vị của mỏi người có thể cho thêm một ít dầu ớt, hành hoa, mì chính, hoặc xị dầu, trứng ăn cũng sẽ rất ngon.
20. Điều cần chú ý khi làm trứng cuốn: Khi làm trứng cuốn, nếu cho thêm một ít sữa bò vào trộn cùng với trứng trước khi tráng, thì món trứng cuộn sẽ mềm, mùi vị lại thơm ngon hấp dẫn hơn.
Mẹo 21 đến 23:
21. Hai cách muối trứng:
- Rửa sạch trứng gà, luộc chín (số lượng không hạn chế, đập nứt vài đường trên vỏ trứng, bôi kín chặt muối tinh vào các vết nứt đó, nhu vậy muối sẽ thấm qua các vết nứt thấm vào bên trong trứng. Sau khi đã làm xong các bước trên cho trứng vào hộp, bịt kín. Hia ngày sau, ta có thể sử dụng trứng.
- Rửa sạch trứng, để khô hết nước, cho tùng quả trứng vào ngâm trong rượu trắng một lúc. Sau khi ngâm xong, vớt trứng ra, đang lúc ướt cho trứng vào đồ đựng, đặt nơi khô ráo thoáng mát. Khi đặt chú ý đừng để muối trên vỏ trứng rơi ra, nêu không sẽ ảnh hưởng đến chât sluowngj của trứng. Sau 20 – 30 ngày là trứng có thể ăn được, sau 40 ngày trứng lại càng ngon hơn.
22. Cách làm trứng muối tiết ra nhiều dầu: nhiều người thích ăn trứng muối và đa số họ thích ăn nhiều dầu, Vậy làm thế nòa để trứng muối tiết ra nhiều dầu, cùng mình tìm hiểu cách làm chi tiết nhé:
- bước 1: rửa sạch và phơi khô 50 quả trứng vịt, sau đó xếp trừng vào vò.
- bước 2: đổ nước vào trứng
+ cho vừa lượng gừng tươi, hồi hương, hoa tiêu vào 4 -5 lít nước để đun sôi cho đến khi thấy nước có mùi thơm thì cho 1kg muối hạt vào.
+ dùng lửa to đun nước cho thật sôi, sau đó cho vừa phải lượng đường trắng, mì chính cùng với 50g rượu trắng vào nước.
- bước 3: Sau khi chế xong nước, ta phải để cho nươc thật nguội rồi đổ vào trongvof đã đặt trứng vào trước, nước phải đổ ngập hết các trứng. Ta bịt kín vò, ngâm trứng trong vòng 25 – 30 ngày là được.
Làm cách này, lòng đỏ trứng sẽ tiết ra rất nhiều dầu, mùi vị lại thơm ngon.
23. Cách bảo quản trứng:
- Cách 1: Bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng, … trứng có thể được bảo quản thêm đến 36 ngày. cách này thích hợp với nhiệt độ từ 25 đến 32 độ.
- Để trứng mới vào trong vò hoặc bình sạch sẽ, khô ráo, để nước vôi có nồng đô 2-3% vào bình, nước phải cao hơn trứng từ 20-25cm, với cách này bạn có thể giữ trứng được trong vòng 3-4 tháng. Khi cất giữ cần phải đảm bảo được các điều kiện sau:
+ mùa hè không được để vò,bình đụng trứng ở chổ có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mà phải để nơi râm má, thoáng gió.
+ Mùa đông không dặt trứng ở nơi quá lạnh và cũng phải đảm bảo đặt trứng ở nơi thoáng mát.
- Cách 3: Hòa tan 1kg dung dịch silitcat natri vào 9 lít nươc sôi, au đó để nguội rồi đổ vào bình đựng trứng gà, mặt nước phải cao hơn trứng từ 5cm trở lên. Bịt kín miệng bình để bình nơi râm mát, thoáng gió.
- Cách 4: Rải một lớp tấu khô, sạch vào đáy thùng đựng, cứ một lớp trứng thì một lớp trấu cứ như thế cho đến khi thùng đầy. sau khi thùng đầy bịt kín miệng thùng lại, để thufnh nơi râm mát, thông thoáng. cách bảo quản này có thể bảo quản trứng được trong thời gian vài tháng. trong trường hợp không có trấu ta có thể thany bằng mùn cưa, tuy nhiên cứ 20 ngày là phải kiểm tra trứng một lần.
- Cách 5: Cúng có thể cho trứng vào để cùng với các loại lương thục phụ như đậu phộng , đậu tương, đậu đen… như vậy trứng cũng có thể bảo quản trứng trong thời 1 thời gian dài mà không cần trong vòng 2-3 tháng không bị hỏng.
- Cách 6: Cất trứng vào trong bã chè khô sạch, để thoáng mát, cũng có thể bảo quản trong vòng 2-3 tháng không bị hỏng.
- Cách 7: Vào mà hè thời tiết nóng nực, nếu cho trứng vùi trong muối, trứng cũng được bảo quản khá lâu.
- Cách 8: trứng gà vừa mới mua về nên dùng nilong giữ tươi hoặc loại giấy bóng dùng để nướng thức ăn bọc lại, như vậy trứng cũng được bảo quản lâu hơn nhiều.
- Cách 9: Sau khi mua trứng gà về, ta dùng khăn ướt lau qua trứng và cho vào tủ lạnh, đầu to quả trứng hướng lên trên đầu nhỏ hướng xuống dưới.
- Cách 10: trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, vì như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh
Bài viết liên quan