Một số bệnh thường gặp ở trẻ em các mẹ cần lưu ý

Trẻ em có sức đề kháng rất yếu, bộ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nhất là các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi gặp thời tiết xấu trẻ dễ bị cảm lạnh và mắc các chứng bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Vì vậy cha mẹ cần phải có các biện pháp chăm sóc chu đáo, đặc biệt là thời điểm giao mùa trẻ dễ bị mắc bệnh. Sau đây mình xin chia sẽ đến các bạn những bệnh thường gặp ở trẻ, nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục, các mẹ cần nắm để phòng bệnh cho con mình.

Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo
Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo

1. Bệnh viêm phổi ở trẻ em

Đây là một hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở phổi rất nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ, nếu chúng ta không điều trị kịp thời.

Triệu chứng:

  • Thở nhanh: Đây là dấu hiệu sớm nhất cho biết trẻ đã bị viêm phổi. Các mẹ cần đếm nhịp thở của trẻ trong một phút: nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi là 60 lần trở lên; 2 tháng đến 1 tuổi là 50 lần trở lên; trẻ 1-5 tuổi là 40 lần trở lên.
  • Co rút lồng ngực: Đặt trẻ nằm ngang trên giường hay trong lòng mẹ, vén áo trẻ lên và nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng. Nếu thấy bị lõm khi trẻ hít vào và lặp lại đều đặn là trẻ đã bị viêm phổi nặng.
  • Một số triệu chứng khác như: hắt hơi, chảy nước mũi, sốt… Các triệu chứng này kéo dài trong khoảng một tuần.

Nguyên nhân:

Do trẻ bị nhiễm khuẩn, virus (cúm, thủy đậu, sởi, SARS…), nấm, ký sinh trùng.

Cách phòng chống:

  • Cần giữ ấm cho trẻ nhất là khi ra khỏi nhà vào mùa đông.
  • Vào mùa hè thì phòng ở của trẻ phải luôn thoáng mát, 
sạch sẽ.
  • Mặc quần áo bằng vải cotton thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi để không bị ngấm ngược gây viêm phổi.
  • Không bật điều hòa ở nhiệt độ thấp vì sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa trong phòng và ngoài trời ở những ngày nắng nóng có thể khiến trẻ bị lạnh đột ngột.
  • Nên đưa đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị khi phát hiện các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, khò khè, tiêu chảy.
  • Nên tiêm phòng vaccine HIB (phòng viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn H.influenzae typ B gây ra), vaccine phòng viêm phổi do vi khuẩn phế cầu…

2. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Nếu không chữa trị kịp thời cũng rất nguy hiểm.

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ tác hại khôn lường
Bệnh sởi ở trẻ nhỏ tác hại khôn lường

Triệu chứng:

Khi trẻ bị nhiểm bệnh sởi thường có những triệu chứng sau:

  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Chảy nước mũi.
  • Mắt đỏ.
  • Xuất hiện bên trong miệng nơi gò má những nốt nhỏ trung tâm màu xanh trắng.
  • Toàn thân mọc nhửng đớm đỏ lớn phẳng chồng lên nhau.

Nguyên nhân:

  • Do trẻ bị nhiểm siêu vi sởi.
  • Bị lây từ các bệnh nhân khác

Cách phòng chống:

  • Tiêm Vaccine ngừa sởi. Thuốc được tiêm cho trẻ em từ 12 tới 15 tháng và tiêm mũi nhắc lại lúc 4, 5 tuổi.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với những thực phẩm giàu protid, caroten, vitamin và uống nhiều nước hoa quả tươi để tăng sức đề kháng và khả năng tự phục hồi cho cơ thể.

  • Thường xuyên vệ sinh da, đặc biệt răng, miệng, mắt, mũi cho trẻ.

3. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue gây ra, bệnh thường xuất hiện theo mùa dịch.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ không nên chủ quan
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ không nên chủ quan

Triệu chứng:

  • Trẻ bị sốt cao 39 – 40 độ C liên tục trong 3 đến 4 ngày.
  • Người vật vả, ngủ li bì, biếng ăn.
  • Thấy xuất huyết dưới da.
  • Trẻ bị tiêu chảy.
  • Chân tay lạnh, huyết áp tuột thấp.

Nguyên nhân:

Bệnh do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ, quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Cách phòng chống:

  • Dọn dẹp các đồ dùng chứa nước xung quanh nhà, thả cá để diệt lăng quăng.
  • Nếu trẻ bị nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà: Cho uống nhiều nước, dùng nước chín để nguội hay oresol, nước cam vắt; hạ sốt với paracetamol, lau nước ấm khi sốt; mặc đồ thoáng mát; ăn cáo, uống sữa.

4. Bệnh thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu là bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi. Bệnh thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại các biến chứng như thẹo lõm, thẹo lòi nếu như chăm sóc không đúng cách.

Bệnh thủy đậu để lại sẹo lõm
Bệnh thủy đậu để lại sẹo lõm

Triệu chứng:

  • Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt nhẹ từ 1-2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban.
  • Xuất hiện những chấm đỏ từ đầu đến chân, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy.

Nguyên nhân:

  • Bệnh do virus Varicella zoster gây ra.
  • Chủ yếu lây qua đường hô hấp (nước bọt, dịch tiết khi ho, hắt hơi…) và qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt đậu bị dập vỡ, do đó, khả năng lây truyền bệnh rất nhanh.

Cách phòng chống:

  • Người đã bị thuỷ đậu sẽ có miễn dịch suốt đời và không bao giờ bị lại.
  • Tiêm phòng thủy đậu đủ 2 mũi là có thể ngăn ngừa bệnh cho trẻ.

5. Bệnh viêm da vùng tã lót

Bệnh là phản ứng viêm da cấp tính.

Triệu chứng: Nổi nhiều mãng đỏ li ti ở vùng tả lót, ngứa ngáy, khó chịu.

Nguyên nhân: Bệnh do da bị ẩm kéo dài, nước tiểu và phân làm độ pH gia tăng.

Cách phòng chống: các mẹ cần thay tã lót thường xuyên hoặc chuyển sang dùng tã vải cho trẻ, sức phấn chống hâm, hạn chế mặc tả cho trẻ vào ban ngày.

5. Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không tiết ra được.

Triệu chứng: Trên da bé xuất hiện những hạt nhỏ màu hồng hơi cứng nổi thành từng mãng.

Nguyên nhân: Do trời nắng nóng, trẻ ra mồ hôi nhiều.

Cách phòng chống: các mẹ tắm vệ sinh thường xuyên cho trẻ, mặc đồ với chất liệu cotton mát mẽ, thấm hút mồ hôi.

6. Bệnh Chàm sữa

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ khoãng 3 tháng tuổi, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.

Triệu chứng: Xuất hiện những hạt nhỏ li ti ở hai bên má, sau đó lan xuống cằm và trán.

Cách phòng chống: Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, đến khoảng 2 tuổi có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì.

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, các mẹ nên lưu ý các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa của từng bệnh để có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe con nhỏ của mình. Hy vọng một vài chia sẽ này có thể giúp ích nhiều cho các mẹ.

527 views