Sữa chua là sản phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều thời gian để hoàn thành nó. Do vậy, người tiêu dùng tìm mua nhiều hơn những chiếc máy làm sữa chua tốt nhất. Với chiếc máy này, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian và công sức mà cũng có thể làm ra những cốc sữa chua thật thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình. Nhưng máy làm sữa chua có tốt không? Sử dụng như thế nào thì còn đang là vấn đề nhiều tranh cãi. Chính vì vậy mà hôm nay mình xin chia sẻ một số vấn đề xoay quanh chiếc máy làm sữa chua mà mọi nhà vẫn đang sử dụng.
Lưu ý khi chọn máy làm sữa chua
Khi chọn máy làm sữa chua tại nhà các bạn cần cân nhắc kỹ các tiêu chí sau trước khi mua:
*Xuất xứ:
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm máy làm sữa chua có rất nhiều xuất xứ khác nhau: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Italia…. Tuy nhiên, có vài điều người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi chọn mua: Xuất xứ? Cốc làm bằng chất liệu gì? Có hẹn giờ hay không? Dung tích sữa chua mỗi mẻ được bao nhiêu? Công suất tiêu thụ điện và nhiệt độ ủ là bao nhiêu?
*Công suất:
- Máy sử dụng điện năng để hoạt động, vì thế công suất là một yếu tố quan trọng khi quyết định mua một sản phẩm điện gia dụng
- Một chiếc máy làm sữa chua có công suất 20W là đủ để hoạt động hiệu quả mà không gây tốn điện.
*Dung tích:
- Máy thông dụng trên thị trường có thể làm 1 đến 2 lít sữa chua và định lượng bằng số lượng và dung tích chứa của cốc.
- Tùy vào nhu cầu của bạn và gia đình mà chọn loại 6 cốc, 8 cốc hay 12 cốc. Như kinh nghiệm của mình nhà có trẻ nhỏ ngày ăn 1 hũ nên mình mua luôn loại 12 cốc ủ để cả nhà cùng ăn. Vừa đẹp da lại tiêu hóa tốt.
*Chất liệu cốc ủ:
- Cốc thường được làm từ nhựa chịu nhiệt, thủy tinh chịu nhiệt hoặc sứ, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng và giá thành cũng khác nhau.
- Chất liệu đắt nhất của cốc làm sữa chua là sứ, tiếp đến là máy làm sữa chua cốc thủy tinh và sau cùng là nhựa. Trong quá trình ủ bằng nhiệt nên nếu chất lượng cốc bằng nhựa không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
- Cá nhân mình thì mình ưu tiên chọn máy ủ sữa chua cốc thủy tinh. Bởi nhìn nó thẩm mỹ hơn mà còn yên tâm 🙂
*Chức năng:
- Máy làm sữa chua không tích hợp nhiều chức năng như các loại máy gia dụng khác, tuy nhiên, khi chọn bạn nên chọn máy có chức năng bù nhiệt vì khi mùa đông lạnh, máy không có chức năng này sẽ bị thiếu nhiệt để ủ sữa chua.
- Vì vậy nếu đã thử nhiều cách làm sữa chua bằng thùng xốp, ủ chăn, nồi cơm điện…mà chưa thành công thì bạn nên đầu tư chiếc máy làm sữa chua loại nào tốt đi. Nó sẽ giúp bạn trở nên đảm đang và không bao giờ lo thất bại khi ủ sữa chua nhé!
*Bảo hành:
Bạn nên xem kỹ chế độ bảo hành cũng như thời gian bảo hành khi chọn mua bất kỳ sản phẩm nào. Máy làm sữa chua cũng vậy, thông thường các hãng sẽ bảo hành cho sản phẩm trong 12 tháng nhưng cũng có hãng chỉ bảo hành 6 tháng và có hãng bảo hành đến 18 tháng. Bạn nên chú ý đến chế độ hậu mãi để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
*Giá thành:
- Máy làm sữa chua có rất nhiều mức giá từ 200.000 đ đến trên 1.000.000 đ. Bạn nên chọn loại máy phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
- Mức giá cá nhân mình nghĩ tầm 400-500k là đủ ổn để xài rồi không nhất thiết phải dùng đến loại đắt tiền đâu 🙂
Hướng dẫn sử dụng máy làm sữa chua đúng cách
Sau đây mình xin chỉ ra một số cách làm sữa chua hiệu quả :
Cách 1: Làm sữa chua từ sữa đặc bằng máy làm sữa chua
*Chuẩn bị:
- 1 lon sữa đặc (sữa vinamilk, sữa Ba Vì, sữa cô gái Hà Lan…).
- Nước sôi và nước đun sôi để nguội
- 1 hộp sữa chua làm men mồi (sữa Vinamilk, sữa Ba Vì…). Lưu ý: nếu hộp sữa chua này đang ở trạng thái lạnh (trong tủ lạnh) thì bạn nên lấy ra trước đó khoảng 20 phút để độ lạnh từ từ nguội đi mới tốt. Tránh trường hợp sữa chua đang lạnh cho vào nước nóng bị chết men, không tốt cho việc hình thành sữa chua
- 1 ca đựng nước dung tích khoảng 2 lít.
*Cách làm:
- Mở nắp lon sữa đặc, đổ hết sữa vào ca
- Dùng lon sữa đó đong 1 lon đầy nước sôi đổ vào ca khuấy đều cho tan sữa đặc
- Chế thêm vào ca 2 lon nước đun sôi để nguội
- Đổ cả hộp sữa chua mồi vào và khuấy đều dung dịch trong ca
- Rót đều ra các cốc, đậy nắp và đưa vào máy làm sữa chua ủ từ 6 – 8 tiếng
- Sau thời gian này lấy các cốc cho vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng sau đó.
Cách 2: Làm sữa chua từ sữa tươi bằng máy làm sữa chua
*Chuẩn bị:
- 1,5 lít sữa tươi (sữa bò hoặc sữa dê).
- 15 muỗng cà phê đường
- 1 hộp sữa chua men mồi (đã để ra ngoài trước đó cho hết lạnh).
*Cách làm:
- Cho sữa tươi vào nồi nấu lửa nhỏ cho ấm nóng khoảng 50 độ.
- Tiếp theo cho sữa chua men vào khuấy đều rồi đổ vào các cốc.
- Đậy nắp cho vào máy làm sữa chua ủ 6 – 8 tiếng.
- Sau đó lấy ra cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Cách 3: Làm sữa chua từ sữa tươi và sữa đặc với máy làm sữa chua
*Chuẩn bị:
- 1 lon sữa đặc
- 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc đong).
- 1 lon nước sôi (lấy lon sữa đặc đong).
- 1 hộp sữa chuacđể làm men mồi (đã để nguội, không lạnh).
- 1 cái ca
*Cách làm:
- Đổ hết sữa đặc, sữa tươi, nước sôi vào ca rồi khuấy đều
- Tiếp tục đổ hộp sữa chua men mồi vào đó khuấy đều
- Đổ dung dịch thu được vào các cốc, đậy nắp
- Cho các cốc vào máy làm sữa chua ủ từ 6 – 8 tiếng.
- Sau đó lấy cốc thành phẩm ra cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Một số lưu ý về nhiệt độ khi làm sữa chua
- Không nên pha nước nóng vào sữa chua, sẽ làm chết men và sữa không bão hòa đều, gây ra hiện tượng trên trắng dưới có nước đục đục
- Mùa hè làm sữa chua thì không được để trong phòng có điều hòa, vì máy làm sữa chua sẽ bị hấp thụ hết nhiệt, không đủ để lên men
- Không được cho sữa chua vào ngăn đá, men vi khuẩn trong sữa chua sẽ bị chết, mất tác dụng của sữa chua.
Lưu ý khi ủ sữa chua
*Nên ủ ở nơi ấm áp, để nhiệt độ sữa chua dao động trong khoảng 32 – 48 độ C.
* Không ủ với nhiệt độ quá cao, men sẽ chết nếu gặp nhiệt độ cao hơn 54 độ C.
* Không di chuyển hũ đựng sữa chua hay lắc mạnh hũ sữa trong khi ủ.
- Men sữa chua hoạt động tốt và mạnh nhất trong khoảng nhiệt từ 32 – 48 độ C (90 – 120 độ F). Dưới nhiệt độ này, men sẽ hoạt động rất chậm hoặc hầu như không hoạt động, làm cho sữa chua không đông và không có vị chua. Nếu nhiệt độ quá cao, men có thể sẽ bị chết.
- Nếu duy trì được mức nhiệt của sữa ở khoảng 37 – 43 độ C, với lượng men như nêu trong mục 3, thì chỉ sau khoảng 4 – 6h là sữa sẽ đông lại và có vị chua dịu.
- Có nhiều cách ủ khác nhau như dùng lò nướng, dùng nồi cơm điện, lò vi sóng, thùng xốp, nồi áp suất, hoặc nếu trời nắng, có thể phơi sữa dưới nắng. Chỉ cần đạt được yêu cầu giữ ấm như trên là ổn.
- Một số công thức sữa chua có hướng dẫn làm nóng lại dụng cụ ủ bằng cách bật lại nồi cơm hoặc bật bếp đun sôi nước trong nồi. Nếu làm theo cách này, cần có một lớp lót để cách nhiệt giữa cốc sữa và đáy nồi, nếu không, nhiệt độ cao từ đáy nồi có thể gây chết men hoặc làm tách nước ở đáy cốc.
- Thời gian ủ có thể dao động từ 4 – 24h, tùy theo nhiệt độ ủ, lượng men và thành phần trong sữa. Tuy nhiên, ủ trong thời gian càng ngắn (bằng cách giữ nhiệt độ ở mức lý tưởng cho hoạt động của men) sẽ càng tốt hơn. Nhiệt độ ủ quá thấp và thời gian ủ lâu cũng có thể làm sữa bị nhớt.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã cho thấy những vấn đề liên quan đến máy làm sữa chua mà các bạn cần biết. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho các bạn, giúp các bạn có những hũ sữa chua ngon miệng. Hãy like và share bài viết thật nhiều nhé! Xin cảm ơn!
Nơi ma máy làm sữa chua chính hãng, giá rẻ
|
Bài viết liên quan