Các phương pháp rèn luyện trí nhớ đơn giản mà bạn không thể bỏ qua

Nếu bạn cho rằng một người có trí nhớ tốt là do bẩm sinh thì bạn đã hoàn toàn sai rồi đó. Trí nhớ của con người được hình thành và phát triển thông qua quá trình trau dồi, rèn luyện thường xuyên của mỗi cá nhân. Rèn luyện trí nhớ thường xuyên và đúng cách không chỉ giúp con người cải thiện khả năng ghi nhớ của mình mà còn giúp chúng ta tiếp thu nhanh hơn, tăng cường khả năng tư duy và có tác động tích cực đến quá trình phát triển trí não, đặc biệt là đối với trẻ em. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phương pháp tăng cường trí nhớ đơn giản mà hiệu quả nhé.  

TRÍ NHỚ LÀ GÌ?

ren luyen tri nhớ

Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới khách quan bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.

Cũng như cảm giác và tri giác, trí nhớ cũng là một quá trình phản ánh, song cảm giác và tri giác phản ánh những sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta, còn trí nhớ là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Nói cách khác, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người. Kinh nghiệm này có thể là những hình ảnh cụ thể, có thể là những trải nghiệm hay rung động, những cảm xúc, ý nghĩ, tư tưởng.

Sản phẩm được tạo ra trong quá trình trí nhớ là các biểu tượng.

Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh trong óc ta khi không có sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan ta.

Mức độ đúng đắn, sâu sắc và bền vững của trí nhớ một phần phụ thuộc vào nội dung, tính chất của sự vật hiện tượng, tài liệu cần nhớ. Mặt khác còn phụ thuộc vào chủ thể của hoạt động nhớ giới tính, lứa tuổi, sinh lý thần kinh, kiểu nhân cách, sức khỏe, phương pháp nhớ. Những sự vật hiện tượng, tài liệu có liên quan nhiều tới nhu cầu, hứng thú, tình cảm… của con người, được ghi lại, gìn giữ và nhớ lại sâu sắc, đầy đủ hơn.

Từ định nghĩa về trí nhớ cũng cho thấy trí nhớ là một hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm nhiều hành động: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại. Các hành động nói trên có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể, tạo nên kho tàng trí nhớ của con người.

VAI TRÒ CỦA TRÍ NHỚ

Trong cuộc sống của con người trí nhớ có vai trò rất quan trọng. Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường và ổn định. Nhờ có trí nhớ mà con người tích luỹ vốn kinh nghiệm và đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Như vậy không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hành động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người.

– Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy được vốn kinh nghiệm.

– Nhờ có trí nhớ mà con người có thể đem những kinh nghiệm vận dụng vào hoạt động thực tiễn.

– Trí nhớ là nền tảng của việc học tập, hay nói cách khác toàn bộ việc học tập được xây dựng trên cơ sở trí nhớ.

– Trí nhớ giúp nhân cách phát triển và ổn định.

Đối với hoạt động nhận thức của con người trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng) và làm cho quá trình này đạt được kết quả hợp lí. ở đây trí nhớ đã cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ.

CÁC PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ.

Chúng ta thường quan niệm rằng một người có trí nhớ tốt là do khả năng bẩm sinh, nên không cần phải rèn luyện trau dồi. Nhưng thực tế thì để có một trí nhớ tốt chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên.

  • – Phương pháp liên tưởng: Người ta thường rất dễ nhớ những vấn đề đã biết rõ, và rất khó khăn trong việc nhớ những điều chưa từng biết bao giờ, để ghi nhớ lại vấn đề chưa từng biết bao giờ thì liên tưởng là một phương pháp hữu ích để rèn luyện trí nhớ. Khi gặp một việc cần nhớ mà bạn chưa quen thuộc với nó bao giờ hãy liên tưởng móc nối nó đến những vấn đề bạn đã biết rõ và có liên quan đến nó bạn sẽ rất dễ nhớ và nhớ rất lâu đấy.

    phuong phap lien tương 2

  • Phương pháp nhận thức thị giác: Bằng cách nhận thức thị giác này hãy luôn ghi nhớ lại mọi điều bạn có thể thấy được trước mặt và hai bên nằm trong tầm nhìn của bạn, hãy luôn bắt mình nhớ lại và ghi ra nhiều lần, cách này sẽ giúp bạn phải sử dụng trí nhớ và rèn luyện cho não mình khả năng tập trung vào những điều ở bên xung quanh bạn.
  • Học những điều mới: Nhiều người cho rằng, chỉ khi còn đi học chúng ta mới cần học những điều mới, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nếu bạn ngưng học hỏi trong một thời gian dài thì trí nhớ của bạn cũng dần dần bị giảm sút, các kiến thức tích lũy trước đó cũng bị mất dần theo thời gian. Vì vậy, hãy trau dồi kiến thức mới mỗi ngày bằng cách đọc sách hay học ngoại ngữ hoặc có thể là các môn bạn yêu thích. Những việc làm ấy sẽ giúp kích thích não bộ, rèn luyện trí não để giúp bạn không quên nhiệm vụ ghi nhớ của mình đấy.
  • Phương pháp lặp đi lặp lại: Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì.
  • -Phương pháp tập trung cao độ: Trong mọi hoạt động trong cuộc sống thường ngày, sự tập trung cao độ luôn mang đến hiệu quả cao trong mọi việc. Nếu bạn giữ được sự tập trung vào một vấn đề ngay cả khi xung quanh đang rất ồn ào và bị ngắt quãng sẽ giúp bạn có một trí nhớ tốt.

    phương pháp tập trung

  • Phương pháp luyện tập tay không thuận: Bạn có thể thực hiện biện pháp hàng ngày như: Đánh răng bằng tay không thuận, …. Bằng cách này sẽ giúp cho bán cầu não còn lại hoạt động nhiều hơn.
  • Phương pháp dùng sơ đồ tư duy: Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và đầy sáng tạo theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn.

    so do tu duy va nao

  •  -Phương pháp hòa trộn âm thanh với hình ảnh: Phương pháp này thuận lợi cho những người bán cầu não phải phát triển và mong muốn rèn luyện bán cầu não phải. Đặc biệt đối với những trẻ em có bán cầu não phải phát triển với thông minh hình ảnh và âm thanh.

Để có một trí nhớ tốt thì việc rèn luyện trí não mỗi ngày là một việc không thể thiếu, nó không chỉ giúp cho công việc của bạn được thuận lợi mà còn là cách làm cho cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn giảm các bệnh về não như suy giảm trí nhớ, chứng hay quên… Vì thế, đừng để bộ não của bạn già đi trước tuổi, trí nhớ mất dần do sự lười biếng của chính mình. 

69 views