Trong thời gian gần đây, diễn biến của dịch bệnh hô hấp do virus Corona gây ra tại Vũ Hán – Trung Quốc khiến không ít dân tình khắp nơi sống trong sự hoang mang, lo lắng. Với tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm phải nhập viện, cách ly và con số người tử vong đáng báo động mỗi ngày là minh chứng cho thái độ của con người trước thiên nhiên và đời sống. Bên cạnh một số cách phòng chống tích cực từ bên ngoài như đeo khẩu trang, dùng xà phòng kháng khuẩn, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân một cách nghiêm khắc, tích cực để tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật dễ lây lan nhanh qua đường hô hấp.
Trong quá khứ, chúng ta không thể không nhắc đến một số dịch bệnh nguy hiểm như: H5N1, SARS, Ebola,.. đã từng hoành hành. Vì vậy, giữa tâm bão, chúng ta không nên quá lo lắng. Thay vì thế, hãy tự trang bị cho mình kiến thức hữu ích từ việc bảo vệ sức khỏe, ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Việc sử dụng một số gia vị có tính nóng cũng như một số thói quen lành mạnh cũng góp phần giúp con người kiểm soát được bệnh tật nhờ tính thanh tẩy virus gây bệnh, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong bài viết đây, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một số cách thức phòng chống bệnh dịch thông qua cách ăn uống nhằm nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể con người để hạn chế việc lây truyền qua nhau giữa tâm điểm dịch bệnh như hiện nay.
Nên sử dụng tỏi tươi trong bữa ăn
Theo một số nghiên cứu thuộc trường đại học Western Australia, những người thường xuyên sử dụng tỏi mắc các vấn về đề hô hấp như ho, cúm thấp hơn so với những người không hoặc ít sử dụng loại thực phẩm này. Trong tỏi chứa hợp chất alliin, khi nhai sống, hợp chất này được chuyển hóa thành chất có lợi ích trong việc điều trị và phòng bệnh cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về hô hấp cũng như các virus gây bệnh nói chung.
Gừng tươi có chứa thành phần kháng khuẩn
Gừng có đặc tính chống vi khuẩn và virus rất mạnh, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Với hơn 115 thành phần hóa học khác nhau được tìm thấy trong rễ và củ gừng, chúng có khả năng chống lại Oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm, kháng khuẩn và gừng có chứa hơn 90% Sesquiterpene (một hợp chất kháng sinh có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng chống lại ung thư, ung bướu,… ).
Ngoài ra, thành phần Curcuminoids trong củ gừng có đặc tính chống virus và tăng cường miễn dịch đã được dân gian lưu truyền lại đồng thời cũng đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Nên sử dụng gừng trong bữa ăn hàng ngày như giã nát gừng thả vào trà, hoặc nấu cùng đồ ăn.
Sả tươi chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng kháng sinh
Trong thành phần của sả có chất ngăn ngừa oxy hóa và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như hỗ trợ chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng kháng sinh. Ngoài việc dùng sả là nguyên liệu để pha chế và nấu ăn, chúng ta còn có thể sử dụng tinh chất xả để khử mùi và thanh lọc không khí, giúp đẩy lùi các vấn đề bệnh truyền nhiễm đang diễn ra.
Sử dụng nước ép trái cây giúp tăng khả năng miễn dịch
Vitamin, khoáng chất, enzime có trong thành phần của nước trái cây giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp,… đồng thời còn giúp hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Các loại rau và trái cây có thể tăng gấp đôi khả năng miễn dịch cho cơ thể của bạn để chống lại bệnh tật. Các vitamin chống oxy hóa, vitamin C, E, A và selenium là những chất dinh dưỡng mà bạn có thể dễ dàng hấp thụ được từ các loại rau và trái cây.
Một số loại trái rau củ quả, trái cây nên sử dụng thường xuyên để kích thích sự hoạt động của các tế bào kháng tác nhân gây từ môi trường như: cam tươi, củ rốt, các loại rau có màu xanh,..
Đối với cam, đây là loại trái cây có hàm lượng vitamin C cực kỳ cao; thường được sử dụng cho cả người khỏe mạnh lẫn người thường xuyên đau ốm. Nước ép cam tươi có giá trị dinh dưỡng cao, giúp chống lại oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời cải thiện sức khỏe sau khi ốm dậy.
Loại trái cây thứ hai là cà rốt. Cà rốt là loại củ dễ kiếm, dễ mua lại có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Ngoài tác dụng tăng cường thị lực, cà rốt còn giúp kích thích các tế bào và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm nhờ nguồn Beta – carotene có trong thành phần.
Ngoài ra, các loại thực phẩm có màu xanh như rau cải xanh, rau ngải cứu, rau bina, bạc lá,,.. cũng cung cấp một lượng vitamin, chất xơ đáng kể giúp đẩy khả năng miễn dịch ở con người mà các chị em nội trợ cần lưu ý để bổ sung dinh dưỡng cho gia đình của mình trong mùa mưa bão và dịch bệnh
Tắm nắng thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh
Ngoài tác dụng hỗ trợ xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh mãn tính và trầm cảm, ánh nắng mặt trời còn kích thích tế bào T, một loại miễn dịch quan trọng trong cơ thể con người phát triển nhanh hơn giúp loại bỏ vi khuẩn độc hại và tăng khả năng miễn dịch giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, độc tố gây bệnh.
Nếu bạn có lượng vitamin D thấp trong máu, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và các bệnh ung thư và tim mạch cao hơn. Bởi vì vitamin D hỗ trợ điều chỉnh sự thích ứng và các phản ứng miễn dịch bẩm sinh.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, chúng ta nên phơi nắng 10 – 15 phút mỗi ngày vào sáng sớm để cơ thể hấp thụ vitamin D tốt hơn.
Bài viết liên quan