Thời điểm giao mùa là lúc nhiều trẻ em liên tục bị ho, cảm lạnh, sổ mũi…khiến nhiều chị em đau đầu. Nhất là với những trẻ đang đi học nhà trẻ, mẫu giáo, việc lây nhiễm từ bạn bè là khó tránh khỏi. Những lời khuyên như cho con uống bổ sung vitamin, uống nhiều nước..luôn là cần thiết. Tuy nhiên, các biện pháp giúp con phòng ngừa bệnh tật không chỉ có từng đó.
Có nhiều cách mẹ có thể áp dụng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm như: cho trẻ thường xuyên rửa tay, ngủ đủ giấc, tiêm phòng cúm hàng năm,… Nhưng một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là qua chế độ dinh dưỡng. Nhiều thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại cảm cúm hoặc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích khác giúp trẻ phát triển thể chất và trí não.
1. Các loại ngũ cốc và hạt
Quả óc chó: Quả óc chó chứa nhiều axit béo omega 3 lành mạnh, giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại ốm đau và giảm một số bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Yến mạch: giàu beta-glucan có vai trò kích thích tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Những tế bào này giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Hạnh nhân: thành phần chứa các vitamin, mangan giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhờ tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch. Mẹ bổ sung hạnh nhân vào bữa ăn giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Các loại hạt như : hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt lanh chứa nhiều thành phần giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Vitamin E, kẽm, acid béo omega 3 trong các loại hạt này là tất cả những chất cần thiết để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Để kết hợp các loại ngũ cốc và hạt vào khẩu phần ăn cho trẻ, mẹ có thể áp dụng các cách sau: cho trẻ ăn trực tiếp, trộn với các loại hoa quả, sữa chua hoặc xay thành dạng sữa ngũ cốc, sữa hạt cho con dễ uống.
Ngày nay, ngũ cốc nguyên hạt đang được nhiều mẹ ưa chuộng bổ sung vào bữa ăn của trẻ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được coi là thực phẩm tăng sức đề kháng rất tốt cho cơ thể bởi lẽ nó vẫn giữ nguyên được lớp cám và phôi nhiều dinh dưỡng trong hạt. Điều này giữ lại được chất xơ, vitamin nhóm B, vitamin E và các chất béo, canxi, magie,….mà những loại hạt tinh chế không thể nào có được.
Mẹ có thể chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt như: hạt lúa mạch, các loại đậu, hạt yến mạch, hạt kê,… cho bé ăn hàng ngày như một loại thực phẩm ăn kèm.
Các món ăn từ ngũ cốc giúp bé tăng miễn dịch
Món ăn nhẹ: bánh quy, bánh lúa mạch đen,…
Trộn với thực phẩm khác: trộn với rau củ, quả khác.
Pha chung ngũ cốc với đồ uống, tăng hương vị.
Sữa chua:
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích với hệ tiêu hóa của trẻ. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tật. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp kích thích hệ miễn dịch, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho. Mẹ cần lưu ý nên cho con sử dụng sữa chua không đường hoặc chứa lượng đường thấp vì đường là tác nhân giảm sức để kháng của trẻ. Nhưng sữa chua không hoặc ít đường rất khó ăn. Khi này, mẹ có thể trộn sữa chua với hoa quả hoặc các loại siro hương vani, socola để trẻ dễ ăn hơn.
Cá hồi:
Các loại cá chứa nhiều omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá ngừ… Omega-3 giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa cho cơ thể của bé. Vì thế, bé sẽ ít bị mắc các bệnh lặt vặt.
Cá hồi giàu acid béo omega 3, không chỉ là chất thiết yếu cho sự phát triển của não mà còn giúp giảm viêm, bảo vệ phổi của trẻ khỏi cảm lạnh và các nhiễm trùng đường hô hấp. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng acid béo trong cá hồi giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Cá hồi áp chảo, canh cá hồi, ruốc cá hồi,.. là những món ăn ngon và hấp dẫn mẹ có thể thêm vào bữa ăn của trẻ.
2. Các loại rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây luôn đứng đầu trong những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vì trong thành phần có chứa nhiều vitamin A,C,E, các khoáng chất như kẽm, selen, mangan, sắt và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, chất xơ trong rau xanh và trái cây còn giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống táo bón. Vì vậy mỗi bữa mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé rau xanh và trái cây.
Rau có màu xanh đậm:
Các loại rau màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, rau cải, rau ngót, mồng tơi,.. chứa nhiều vitamin A, C, acid folic, sắt, kali,…vừa bổ sung các chất cho cơ thể vừa giúp tái tạo tế bào, bảo vệ niêm mạc ruột và phòng chống táo bón ở trẻ.
Rau bina có chứa vitamin E, A, carotene, flavonoid,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống oxy hóa.
Bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C nâng cao đề kháng cho bé giúp bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công.
Cải bó xôi được coi là siêu thực phẩm cung cấp Kali, Canxi và folate,…bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch, tăng bảo vệ xương và phòng chống ung thư.
Những thực phẩm có màu xanh đậm có nhiều dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên mẹ chỉ nên cho con ăn những loại rau này 3 ngày trong tuần để tránh mất cân đối với những thực phẩm khác.
Món ăn từ rau có màu xanh đậm
Với các loại rau có màu xanh đậm mẹ hoàn toàn có thể chế biến bình thường thành các món ăn hàng ngày của trẻ.
Ép lấy nước uống
Cho vào cháo, canh của bé
Luộc ăn trực tiếp
Chế biến cùng thực phẩm khác: thịt, cá, tôm,….
Các loại Nấm:
Nấm là một trong số ít thực phẩm chứa vitamin D – loại vitamin cần cho xương và răng khỏe mạnh. Trong thành phần của nấm nhiều vitamin, không có chất béo và Cholesterone , hàm lượng đường và muối thấp rất tốt cho cơ thể của trẻ. Vitamin B9 (folate) có trong nấm là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu và tủy xương.
Nấm cũng là nguồn chất xơ giá trị với trẻ: 100 gram nấm chứa khoảng 2,5 gram chất xơ, nhiều hơn khi cho trẻ ăn cần tây. Mẹ nên cho bé ăn 1-2 bữa nấm / tuần để bổ sung chất xơ.
Khoai lang:
Beta-caroten trong khoang lang được biết đến là chất có vai trò kích thích tăng cường hoạt động các tế bào của hệ miễn dịch, vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ vừa có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra. Không những thế, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trong khoai lang rất quan trọng để trẻ có một hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
Cải xoăn:
Trong thành phần dinh dưỡng của cải xoăn chứa nhiều chất sắt, canxi, beta-carotene, kali, vitamin C. Vì vậy, đây là thực phẩm giúp giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày, hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh hơn.
Một tép tỏi:
Nhiều bà mẹ nghĩ đến tỏi là cho ngay rằng nó có mùi hăng, sẽ khiến trẻ khó ăn và có mùi hôi miệng. Vậy nhưng theo chuyên gia Moss, tỏi lại nên được các bậc phụ huynh biết đến như là loại siêu thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tỏi có tính kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên, nhất là khi được ăn sống.
Với trẻ lớn, mẹ có thể cắt nhỏ miếng tỏi bằng kích thước của nửa hoặc ¼ viên thuốc rồi cho bé uống như uống thuốc. Cách làm này sẽ vô cùng hiệu quả, nhất là khi trẻ không nhai nên càng không thấy tỏi hăng.
Với trẻ nhỏ, mẹ có thể băm nhỏ tỏi để xào nấu cùng các thức ăn trong bữa ăn của trẻ.
Bưởi:
Khi con bị ốm, cảm, mẹ thường hay pha nước cam cho bé uống. Tuy nhiên bây giờ, khi đọc xong lời khuyên này, mẹ nên thay cam bằng nửa quả bưởi. Bưởi không chỉ giúp làm giảm các triệu trứng cảm, ho, sổ mũi mà còn có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và nhất là: bưởi ít đường hơn cam.
Một lát dưa hấu:
Không chỉ cho bé ăn dưa hấu mùa hè mà mẹ nên cho bé ăn dưa hấu quanh năm. Dưa hấu chứa nhiều vitamin A, C, lycopene giúp giảm nhiễm trùng, chống viêm, tăng cường miễn dịch.
Mật ong:
Mật ong được ông bà ta dùng từ rất lâu, được xem là “thần dược” có tính sát khuẩn vùng hầu họng hiệu quả. Vì thế, khi bé bị đau rát vùng hầu họng, ba mẹ có thể sử dụng mật ong pha với nước sôi để nguội hoặc nước ấm dưới 40 độ dể cho bé uống.
Thịt nạc:
Thịt nạc chứa protein, chất dinh dưỡng rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Ngoài ra, thịt nạc cũng chứa kẽm là chất giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả, chống nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trứng:
Thiếu vitamin D là nguyên nhân khiến trẻ dễ ốm. Trứng là một trong những thức ăn cũng cấp vitamin D tự nhiên cho trẻ. Bên cạnh đó, nhờ thành phần chứa dưỡng chất như vitamin B, selen, trứng là lựa chọn hàng đầu để mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
3. Biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Bên cạnh bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các món ăn giúp tăng cường sức đề kháng, có nhiều cách khác để giúp con yêu khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Dưới đây là một số biện pháp để mẹ tham khảo:
Cho trẻ bú sữa mẹ: sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể mà sữa công thức không thể thay thế đươc, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ trong những năm đầu đời. Các thành phần trong sữa mẹ giúp trẻ chống tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng, táo bón,.., Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh vì khi này sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể và dưỡng chất cần thiết.
Cho bé uống đủ nước:
Thông thường vào mùa đông khi thời tiết lạnh bé rất lười uống nước. Nhưng bố mẹ phải tập cho bé duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày dù trời nóng hay lạnh. Uống đủ nước chính là cách giữ cho bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nước có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể, ngoài ra uống nhiều nước còn có tác dụng đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tiết mồ hôi. Bố mẹ có biết khi uống một lượng nước đủ có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và vận chuyển oxy trong máu, chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào.
Cho trẻ ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗi, trẻ mới biết đi ngủ 12-13 tiếng mỗi ngày, trẻ trên 4-5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%. Tuy nhiên, các chủng virus gây cúm luôn thay đổi, nên mẹ cần cho trẻ đi tiềm phòng cúm hàng năm, trước khi vào mùa cúm.
Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh: Ngăn các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus tiếp xúc với trẻ không giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng đây là cách giúp giảm áp lực lên hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ cần tập cho thẻ thói quen rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước, sau bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chơi ở ngoài về. Mẹ nên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày. Đồng thời, thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, đồ chơi của trẻ, cũng như không cho trẻ ăn các thực phẩm kém vệ sinh, ăn ở những nơi bụi bặm như đường xá, công trường.
4. Các món ăn gợi ý cho trẻ:
Rau bina xào thịt: Giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng. Chất carotene trong rau bina có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ thị lực và sức khỏe các tế bào trên da, tăng cường khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm.
Súp lơ xanh xào thịt bò: Giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chứa vitamin A, vitamin C và glutathione giúp cải thiện hệ miễn dịch. Không chỉ có mùi vị thơm ngon, dễ ăn mà thịt bò và súp lơ xanh đều chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, vitamin, đạm, sắt.
Canh bí đỏ nấu thịt lợn: Bí đỏ là một thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể. Trong bí đỏ có chứa rất nhiều vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Ngoài ra bí đỏ cũng là một thực phẩm có thể dùng để nấu thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bồi bổ tì thận, thích hợp với người suy nhược cơ thể hoặc ăn uống kém. Phòng chống bệnh của tạng tì và tạng thận.
Cháo cá diếc: Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn… nên được sử dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau. Cá diếc bổ tì, ích khí, trừ phong thấp, đau nhức giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Canh bầu nấu nghêu: Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, trẻ em và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường. Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
Canh mướp nấu hẹ: Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.
Canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay: Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,… Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan… Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người. Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi…
Canh rau cải cúc nấu lá lách: Mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời. Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì. Nhưng khi kết hợp cải cúc với lá lách có tác dụng chữa ho, bổ phế rất tốt.
Canh nấm nấu gừng: Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho.
Canh sườn non củ cải trắng: Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và con nít. Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ…
Nghệ, gừng: Củ nghệ, một loại gia vị kỳ diệu, đồng thời mang lại lợi ích vi diệu cho sức khỏe. Việc ăn nghệ hàng ngày sẽ giúp làm giảm độc tố ra khỏi cơ thể. Củ nghệ có thể ngăn ngừa và điều trị những bệnh nhiễm trùng và viêm. Đối với gừng bạn có thể dùng để giảm nhẹ tình trạng đau họng, cúm, cảm lạnh hoặc các cơn đau mạn tính. Dùng thường xuyên có thể giúp kiểm soát tình trạng cảm lạnh để bệnh không tiến triển nặng.
Mỗi một loại thức ăn khi được chuyển hóa vào cơ thể đều có tác dụng bổ sung những chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, thức ăn nào dù bổ đến đâu cũng không nên lạm dụng để ăn một thời gian dài vì sẽ dẫn đến nguy cơ thừa chất hoặc thiếu chất, thậm trí gây sự “sợ hãi” cho người ăn. Vì vậy, trong gia đình nên thường xuyên thay đổi các món ăn, đặc biệt là những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tật.
32 views
Bài viết liên quan