TOP 5 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời thông minh !

Bạn là sinh viên mới ra trường ? 

Bạn mong muốn tìm một công việc phù hợp?

Bạn nhận được cuộc gọi hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng và đang đau đầu, hồi hộp?

Bạn băn khoăn nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì trong buổi phỏng vấn ?

Sự chuẩn bị kĩ càng là điều hoàn toàn tất yếu, bộ hồ sơ ” sạch đẹp”, phong thái chỉnh tề, tinh thần ” sẵn sàng chiến đâu”, kèm theo đó, hãy tham khảo thêm TOP 5 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH TRẢ LỜI THÔNG MINH sau đây nhé !

5 câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn
5 câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn

1. ” Bạn hãy giới thiệu về bản thân “

” Bạn hãy giới thiệu về bản thân” là câu hỏi thường được các nhà tuyển dụng sử dụng để mở đầu cho mọi buổi phỏng vấn. Tưởng chừng như đây là một câu hỏi đơn giản, nhưng không, có rất nhiều ứng viên đã bị mất điểm hoàn toàn với nhà tuyển dụng ngay câu hỏi đầu tiên này vì trả lời ” dài dòng và miên man” của mình. 

Đến với buổi phỏng vấn, trên tay các nhà tuyển dụng đã có hồ sơ tìm việc của bạn- một bản tóm tắt sơ yếu lí lịch về thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Điều họ muốn biết ở đây là những thông tin cụ thể chi tiết hơn nhưng vẫn phải súc tích ngắn gọn, bởi vì đâu ai dư giả quá nhiều thời gian khi ứng viên thì khá nhiều. 

Bạn có thể phác thảo sơ lược 1 số thông tin cá nhân như tên họ đầy đủ, năm sinh, quê quán, chuyên ngành và một số thành tựu cá nhân mà bạn gặt hái được. Hãy tận dụng 5 phút ít ỏi này để nâng cấp giá trị bản thân mình hơn bằng những số liệu hay dẫn chứng cụ thể hơn. Ví dụ như: “Tôi tên là A, Nguyễn Văn A, sinh năm 1990. Quê ở Đà Nẵng, Tôi tốt nghiệp chuyên ngành…. Trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng. Từ lúc ra trường tôi công tác tại đơn vị … trong thời gian 1 năm, tôi đạt được một số thành tích như Nhân viên kinh doanh xuất sắc tháng, quý…..”

2. ” Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? “

Đây là một câu hỏi cực kỳ nhạy cảm, mục đích của nhà tuyển dụng là muốn nhận biết con người bạn như thế nào, bạn có hạch sách nói xấu sếp, đồng nghiệp và công ty cũ hay không. Nếu câu trả lời của bạn là như vậy thì một kết quả chắc chắn là bạn bị đánh rớt. Vì sao? Bởi vì câu trả lời của bạn khiến nhà tuyển dụng bị lung lay, họ sẽ suy nghĩ  Trường hợp sau này bạn nghỉ việc ở đây, công ty này có phải là mục tiêu tiếp theo để bạn nói xấu hay không. Chính vì vậy, hãy trả lời một cách cực kỳ khéo léo và thể hiện sự thông minh của bản thân. 

Gỉa sử, thực chất ở công ty cũ bạn bị sếp chèn ép, bị đồng nghiệp chơi xấu, thì cũng hãy hướng điều đó mang một thiên hướng tích cực hơn: Ở môi trường cũ bạn được học hỏi rất nhiều điều từ sếp và đồng nghiệp cũ, tuy nhiên bạn muốn tìm cho bản thân mình một cơ hội mới, một môi trường cạnh tranh mới để thử thách và chinh phục để phát triển hơn. Một câu trả lời nghe khá là hả lòng hả dạ đúng không ?

3. ” Lý do gì bạn chọn ứng tuyển vào công ty chúng tôi? “

Đây lại là một câu hỏi không kém phần hóc búa và dễ dàng đánh bại các ứng viên.

Những câu trả lời như: ” Vì em thích công ty mình ” : Vì em có người quen giới thiệu” ” Vì thời điểm này em đang cần một công việc” ….Và cả những câu trả lời quá cảm tính cũng sẽ nhận được cái ” gạch tên” đánh trượt đầy phũ phàng.

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là gì?

  • Thứ nhất, họ muốn biết bạn có thực sự nghiêm túc tìm hiểu về công ty, về vị trí mà bạn ứng tuyển, trách nhiệm của bạn là gì khi được tuyển vào vị trí này.
  • Thứ hai, nhà tuyển dụng cần những người giúp họ cùng phát triển công việc dựa trên năng lực và định hướng rõ ràng, vì vậy họ muốn tìm được điểm chung nhất giữa vô vàn ứng viên dựa trên các khía cạnh về yếu tố tính cách con người, văn hóa công sở, phạm vi công việc, cơ hội phát triển.
Lý do bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi
Lý do bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi

4. ” Bạn nghĩ thế nào nếu công ty yêu cầu phải làm thêm giờ? “

Thông thường, để phần nào lấy lòng các nhà tuyển dụng đa phần các ứng viên sẽ đưa ra những câu trả lời tràn đầy nhiệt huyết, phấn đấu hết mình như ” Tôi sẵn sàng làm thêm giờ” ” Tôi sẽ cố gắng”. Rất tiếc, ngược lại với mong muốn của các bạn, các nhà tuyển dụng sẽ chẳng đánh giá cao bạn vì sự cống hiến ấy đâu. Họ đang cho bạn một cơ hội để bày tỏ quan điểm nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động, bạn đang là ứng cử viên ứng tuyển vào vị trí của người sử dụng lao động cần, bạn nên nhớ là ” ỨNG TUYỂN” chứ không phải ” XIN VIỆC”. 

Gợi ý một số câu trả lời như: 

  • ” Tôi có thể đáp ứng việc làm thêm giờ, nếu hiệu quả công việc của tôi chưa đáp ứng và khối lượng công việc cần phải giải quyết còn nhiều” 
  • ” Tôi sẵn sàng làm thêm giờ, nếu nó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân” 
  • ” Nếu phải làm thêm giờ, công ty có chính sách gì hỗ trợ cho nhân viên không ? “

 5. ” Mức lương bạn mong muốn?”

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào năng lực và tham vọng trong công việc của bạn, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì câu trả lời dừng ở mức lương cứng nó sẽ hại bạn, một người kinh doanh không bao giờ muốn tuyển một nhân viên không biết phấn đấu và đi làm chỉ vì lương cơ bản, bản chất của kinh doanh là gì, kết quả của kinh doanh là những con số, con số càng cao thể hiện tham vọng kiếm tiền của bạn càng lớn, nhưng đề xuất con số như thế nào nằm trong khả năng của bạn có thể đạt được càng quan trọng hơn. 

Trường hợp bạn ứng tuyển vào vị trí hành chính nhân sự, văn phòng, hồ sơ sổ sách… Câu hỏi này có vẻ không mấy quan trọng vì mức lương công ty đã đưa rõ từ thông tin tuyển dụng. Nhưng cũng có thể nhà tuyển dụng vẫn hỏi để nắm chắc bạn có nắm rõ thông tin công ty đưa ra hay không.

Kết luận

Để có một buổi phỏng vấn thành công và có kết quả tốt, việc chuẩn bị thật kỹ càng luôn là điều cần thiết, ngoài những câu hỏi cơ bản này, nhà tuyển dụng còn có thể giăng lưới bạn bằng vô vàn các kiểu câu hỏi phỏng vấn lắt léo khác. Nên hãy cẩn trọng, bình tĩnh và suy nghĩ câu trả lời một cách khéo léo để ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé.

30 views